Tìm hiểu tất tần tật về ổ cứng SSD laptop

23/06/2018 - Góc chia sẻ
Khác với người anh em HDD của mình, ổ cứng SSD laptop được đánh giá cao hơn hẳn về hiệu năng, tốc độ truy xuất dữ liệu cũng như dung lượng lưu trữ. Vậy dòng sản phẩm này có gì đặc biệt? Hãy cùng SUACHUALAPTOP24h.com đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ Ổ CỨNG SSD LAPTOP

 

Khác với người anh em HDD của mình, ổ cứng SSD laptop được đánh giá cao hơn hẳn về hiệu năng, tốc độ truy xuất dữ liệu cũng như dung lượng lưu trữ. Vậy dòng sản phẩm này có gì đặc biệt? Hãy cùng Sửa chữa Laptop 24h .com đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ổ cứng SSD laptop là gì?

SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn hay ổ lưu trữ bán dẫn sử dụng những con chip bộ nhớ Flash liên kết với nhau nhằm mục đích lưu các dữ liệu trên máy tính, laptop ngay cả khi không được cung cấp năng lượng.

ổ cứng SSD laptop

Ổ cứng SSD laptop

Ổ cứng SSD được cấu tạo bởi nhiều con chip nhớ Flash có tên là Non-volatile Memory, ổ cứng ghi và lưu trữ được dữ liệu chính là nhờ những con chip Flash liên kết với nhau. Chúng được lắp cố định trên bo mạch chủ hoặc trên PCI/PCIe, do đó việc truy xuất dữ liệu sẽ được diễn ra ngay lập tức dù cho ổ cứng có gặp phải hiện tượng phân mảnh. Thoạt nhìn, những con chip nhớ Flash của ổ cứng SSD trông giống những con chip Flash bên trong USB, nhưng thực tế chúng hoàn toàn khác biệt về chủng loại, tốc độ truy xuất và cả giá thành. Và tất nhiên, ưu thế vẫn nghiêng về những con chip nhớ Flash SSD.

Những ưu nhược điểm của ổ cứng SSD laptop

Ưu điểm

- Cải thiện tốc độ máy tính, khắc phục được hiện tượng giật, lag trong quá trình khởi động hoặc sử dụng máy.

- Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn: So với ổ cứng HDD thì rõ ràng khả năng đọc file và truy xuất dữ liệu sẽ nhanh chóng hơn.

- Chống sốc tuyệt đối: Khả năng chống sốc, hoạt động êm ái và giảm thiểu bị nóng khi hoạt động là những gì ổ cứng SSD đem lại cho việc sử dụng và bảo vệ các linh kiện bên trong máy.  

- Tính bảo mật cao.

- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Nhược điểm: Ổ cứng SSD laptop chỉ có một nhược điểm duy nhất đó chính là giá thành cao. Vì có nhiều tính năng vượt trội nên giá thành của ổ cứng SSD hiện nay cao hơn rất nhiều so với các dòng ổ cứng thông thường. Đó cũng chính là lý do vì sao mà nhiều người dùng tuy muốn nhưng vẫn “ngại” nâng cấp ổ cứng lên SSD.

ổ cứng SSD laptop

  Thay ổ cứng SSD laptop là cách để tăng hiệu năng cho máy tính

So sánh ổ cứng HDD và SDD

Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) là loại ổ cứng truyền thống dùng để lưu trữ dữ liệu, các dữ liệu sẽ không bị mất đi khi tắt máy tính. Cấu tạo của HDD là đĩa kim loại tròn chế tạo bằng thủy tinh hoặc nhôm, được phủ một lớp từ tính bên ngoài. Mặc dù, HDD cũng là loại nhớ "non-volatile" ở thể rắn nhưng cấu trúc lại khác hoàn toàn so với các dòng SSD, chúng được được phân thành các Track (rãnh từ), Sector (cung từ), Cluster (liên cung).

Sau đây là một số so sánh về ổ cứng SSD và ổ cứng HDD:

Thông số kỹ thuật

Ổ cứng HDD

Ổ cứng SSD

Dung lượng

Khá khiêm tốn

Lớn, tối đa lên đến 4TB

Tốc độ ghi/đọc file

Rất chậm, nhanh nhất cũng chỉ khoảng 120 MB/s

Nhanh chóng, tốc độ tối đa lên đến 550 MB/s

Sự phân mảnh

Tốn thời gian để đọc file nếu xảy ra hiện tượng phân mảnh

Không bị ảnh hưởng

Độ bền

Không cao

Bền bỉ hơn, tuổi thọ có thể lên đến 20 - 30 năm

Độ rung

Rung khi hoạt động

Không bị rung

Giới hạn sản phẩm

Khả năng đọc/ghi của con chip nhớ flash là vô hạn

Con chip nhớ flash bị giới hạn nhất định về số lần đọc/ghi

Nhiệt độ

Tỏa nhiều nhiệt

Ít tỏa nhiệt và khá mát

Tiếng ồn

Ồn khi hoạt động

Vận hành êm ái

Giá thành

Rất rẻ

Cao gấp 5 - 6 lần so với ổ cứng HDD

Qua bảng so sánh này thì bất cứ ai hẳn cũng sẽ nhận thấy được rằng ổ cứng SSD laptop có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, xứng đáng là sự lựa chọn thông minh cho tất cả người dùng công nghệ.

Phân loại ổ cứng SSD

 Có 3 loại ổ cứng SSD là SLC, MLC và TLC với những đặc điểm khác nhau:

- SLC (NAND Single Layer Cell): Loại này sử dụng ô nhớ cấp 1 (mỗi 1 ô nhớ tối đa chỉ có thể lưu trữ được 1 bit dữ liệu). Tuy tốc độ của SLC không quá cao nhưng đổi lại nó hoạt động ổn định, bền bỉ và giá thành tương đối cao cho nên thường được các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sử dụng.

- MLC (NAND Multi Layer Cell): SLC sử dụng ô nhớ nhiều cấp (mỗi 1 ô nhớ có thể lưu trữ được 2 bit dữ liệu), cho tốc độ truy xuất dữ liệu khá nhanh. Tuy nhiên, nó lại không đảm bảo sự ổn định và độ bền cũng không cao, nhưng đổi lại giá của chúng khá “hạt dẻ”.

- TLC (NAND Triple Layer Cell): Đây là loại ổ cứng có độ bền thấp nhất, tối đa chỉ đạt được khoảng 1000 lần ghi xóa, nhưng lại có tốc độ cao và giá thành rất rẻ.

Những kinh nghiệm chọn mua ổ cứng SSD laptop

1. Ổ cứng SSD giá bao nhiêu?

Giá thành của ổ cứng SSD laptop hiện nay trên thị trường rất đa dạng, dao động từ 1 - 10 triệu, trong đó ở mỗi phân khúc giá thì những sản phẩm sẽ có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, hiện nay mức giá phổ biến nhất từ 1,5 - 3,5 triệu đồng, đáp ứng được yêu cầu của rất nhiều người dùng phổ thông tại Việt Nam.

2. Tuổi thọ ổ cứng SSD

Tuổi thọ của ổ cứng SSD thường dao động từ 15 - 20 năm vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần suất sử dụng, sự hao mòn của các ô nhớ Flash hay cách mà bạn sử dụng như thế nào nữa.

3. Phương thức giao tiếp

Phương thức giao tiếp của ổ cứng SSD hiện nay có 2 loại chính là chuẩn SATA và PCI Express:

- Phương thức giao tiếp Sata: SATA (Serial Advanced Technology Attachment): là phương thức giao tiếp phổ thông, được sử dụng cho MB và có kích thước mỏng chỉ khoảng 2,4 inch, dễ dàng lắp đặt trong laptop. Giao tiếp SATA III được nhiều người lựa chọn sử dụng vì có băng thông maximum 6Gbps và khả năng đọc/ghi đạt tốc độ 550Mb/s, qua đó có thể xử lý các tác vụ một cách mượt mà hơn,  đáp ứng được tất cả các yêu cầu xuất và ghi dữ liệu của nhiều hệ điều hành khác nhau. Tuy nhiên các ổ cứng chuẩn SATA đang gặp phải một vấn đề khá lớn đó chính là nó đòi hỏi phải cung cấp thêm một cổng cấp nguồn.

ổ cứng SSD laptop

Các chuẩn Sata của SSD

- Phương thức giao tiếp PCI: PCI Express hay PCI-E đang ngày càng phổ biến hơn nhờ có nhiều tính năng nổi bật hơn so với SATA khi sở hữu băng thông maximum có đạt đến 16Gbps, hoạt động không cần đến dây cấp nguồn vì với nguồn cấp điện được lấy trực tiếp từ khe cắm PCI-E. Tuy nhiên, giá thành của PCI-E cũng cao hơn hẳn.

- Ngoài ra thì còn có một số kiểu kết nối khác như M.2 hay U.2, tuy vậy các chuẩn kết nối này vẫn sử dụng 1 trong 2 phương thức giao tiếp chính là SATA hoặc PCI-E.

- Nên chọn SATA hay PCI Express: Nếu bạn đang sử dụng máy tính PC thì ổ cứng SSD SATA luôn là lựa chọn tốt nhất. Còn nếu đang sử dụng laptop thì có thể cân nhắc ổ cứng SSD SATA III với cỡ 2,5 inch.

4. Chức năng sửa lỗi ECC

Chức năng sửa lỗi ECC (hay Error Correcting Code) giúp ổ cứng SSD có thể tự động phát hiện các lỗi phát sinh và sửa chữa ngay lập tức, qua đó có thể bảo vệ dữ liệu luôn được an toàn. Hầu hết các dòng ổ cứng SSD được trang bị chức năng sữa lỗi ECC sẽ có giá thành cao hơn nhiều so với những loại không được trang bị chức năng này, và nếu có trang bị thì chúng sẽ được ghi rõ trên bao bì của nhà sản xuất.

5. Nên mua ổ cứng SSD hãng nào tốt

Ngoài giá thành, các tính năng thì thương hiệu sẽ là yếu tố sẽ quyết định tới chất lượng của ổ cứng SSD. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hãng sản xuất SSD nổi tiếng và uy tín để bạn chọn lựa như: Kingston, KingSpec, Samsung, Apacer, Intel hay Crucial…

ổ cứng SSD laptop

Một số loại ổ cứng SSD laptop

6. Mua ổ cứng SSD ở đâu tốt

Vấn đề lớn nhất mà người tiêu dùng gặp phải khi chọn mua các mặt hàng ổ cứng SSD là tình trạng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Do đó, nếu muốn đặt mua các dòng sản phẩm ổ cứng thì tốt nhất là bạn nên tới các hệ thống dịch vụ Laptop - Macbook lớn và uy tín như Sửa chữa Laptop 24h .com, Phong Vũ...

Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng ổ cứng SSD

- Sử dụng hệ điều hành quá cũ: Tất cả các hệ điều hành trước Windows 7 hầu như không thể tối ưu được, một số file thường khi được chuyển vào vùng nhanh nhất không những không giúp file được tối ưu hóa để tăng tốc độ truy xuất mà ngược lại còn làm giảm đi tuổi thọ của SSD.

- Cài đặt bộ nhớ ảo: Bộ nhớ ảo virtual memory là kẻ thù xung khắc với ổ cứng SSD, chúng sẽ làm giảm đáng kể chức năng của ổ cứng SSD. Do đó, nếu muốn ổ cứng SSD phát huy được hết hiệu suất thì bạn cũng đồng thời phải nâng cấp thêm RAM laptop..

- Chống phân mảnh: Đới với SSD thì việc chống phân mảnh ổ cứng là không cần thiết, vì nó sẽ làm giảm hiệu năng của ổ cứng.

- Torrent: phương pháp chia sẻ ngang hàng P2P, tức chia nhỏ file ra thành nhiều mảnh để download cho dễ nhưng việc này sẽ khiến số lượng file rác tăng lên đáng kể vì việc ghi/xóa file xảy ra với tần suất cao.

- Sử dụng các chương trình tăng tốc khi download file: Trong quá trình download, các file dữ liệu cần một nơi để chứa file tạm và chúng thường được mặc định là ổ chứa của hệ điều hành, vì vậy bạn nên đưa vùng chứa file tạm này sang ổ cứng thông thường thay vì để trên SSD.

Một số lưu ý để sử dụng ổ cứng SSD hiệu quả

- Với những máy tính có sẵn ổ cứng HDD, khi nâng cấp lên SSD bạn hãy sử dụng HDD để chứa các file và dữ liệu; còn SSD chỉ nên dùng để tăng tốc độ khi cài win hoặc các phần mềm khác.

- Tiết kiệm tài nguyên máy tính bằng cách tắt một số chức năng không cần như tính năng tự động sao lưu và đồng bộ dữ liệu (System Protection), chống phân mảnh ổ đĩa (Optimize Drives), tính năng ngủ đông (Hibernate)…

- Không để xảy ra hiện tượng lưu trữ đầy dung lượng ổ cứng, tối đa chỉ nên lưu trữ khoảng 75% và để trống khoảng 25% dung lượng ổ.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.61828 sec| 2555.445 kb