HUAWEI - ÔNG LỚN ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC ĐANG KHIẾN CẢ ĐẾ CHẾ MỸ LO SỢ


Nỗi lo sợ khiến vụ “bể kèo” chuyển giao công nghệ lớn nhất Thế Giới phải chìm vào quên lãng:

Ngày 12.3, ngay sau khi tuyên bố trên Twitter: “Các cuộc chiến thương mại là điều tốt”, Tổng thống Donald Trump đã ngay lập tức ban hành lệnh ngăn chặn một trong những vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử làng công nghệ. Đó là kế hoạch thâu tóm Qualcomm Inc, nhà sản xuất modem di động hàng đầu thế giới, với giá 117 tỷ USD của Broadcom Ltd, một công ty sản xuất chip của Singapore . Trump cho biết hành động này của ông là vì lo sợ Broadcom “có thể có hành động đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ”. Động thái này khiến Hock Tan - Giám đốc điều hành của Broadcom vô cùng giận dữ. Tuy nhiên, vụ việc này ngay lập tức đã được thay thế bằng một chủ đề “nóng hơn”, đó là các vấn đề về Huawei.

 

huawei1
 

Huawei Technologies Co. là công ty công nghệ có doanh thu lớn nhất Trung Quốc và là một trong những nhà sản xuất hạ tầng viễn thông, sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất nhất thế giới, dù rằng gần như không có thị phần tại Mỹ. Chính vì vậy, Huwei đã khiến cho mình trở nên đáng sợ với nhiều nhà hoạch định chính sách Mỹ. Từ đó, họ sẵn sàng bỏ rơi Broadcom trong cuộc chơi lớn.


Vì sao người Mỹ lại sợ Haawei?

Chuck Grassley - Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa cho biết ông vô cùng lo lắng trước viễn cảnh các hãng viễn thông Mỹ bị phụ thuộc vào nhà sản xuất Trung Quốc. “Tôi không thể phát âm chuẩn tên của họ nhưng nó bắt đầu với chữ H và kết thúc với W-E-I. Khi họ gia nhập thị trường, họ làm tôi lo sợ”.

 

huawei2
 

Sự sợ hãi này, phần nào xuất phát từ thành công ngoài “sức tưởng tượng” của Huawei. Bên cạnh việc phát triển cực nhanh với thành tựu đứng thứ 3 tại thị trường sản xuất smartphone (sau Apple và Samsung) chỉ trong mộ thời gian ngắn. Công ty này còn có năng lực sản xuất và bí quyết kỹ thuật để cạnh tranh với Qualcomm trong cuộc chạy đua phát triển thiết bị không dây thế hệ thứ 5 (5G). Đây là công nghệ hứa hẹn tạo ra kết nối siêu nhanh cho xe tự lái, thiết bị y tế điều khiển từ xa và thiết bị công nghiệp. Một khi Huawei có thị phần lớn hơn ở thị trường 5G, họ có thể chiếm lợi hàng tỷ USD và thu phí bất cứ công ty nào với bằng sáng chế của mình.

Việc này cũng có nhiều liên quan tới vụ phá vỡ kế hoạch Broadcom mua lại Qualcomm, bởi theo nhiều nguồn tin ông Tan có thể cắt giảm một nửa chi tiêu của Qualcomm cho việc nghiên cứu và phát triển, gián tiếp đem lại lợi thế cho Huawei trong cuộc đua 5G - điều mà Mỹ không hề muốn.

Hồi tháng 1, một đảng viên Cộng hòa tại Texas đã trình dự luật cấm chính phủ liên ban làm ăn với bất kỳ thực thể nào sử dụng thiết bị của Huawei. Sau đó 2 tuần, một bản ghi chú nội bộ rò rỉ từ Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về 5G mô tả sự tiến bộ của Huawei như một mối đe dọa với an ninh Mỹ.

Huawei phủ nhận những cáo buộc từ phía Mỹ. Họ nói rằng họ không có mối liên hệ nào với chính phủ Trung Quốc và việc cài cửa hậu gián điệp trên thiết bị hạ tầng mạng hoặc phần mềm chẳng khác nào tự sát. “Chúng tôi đã ở trong ngành này 30 năm và chưa gặp vấn đề nào về bảo mật”, Joe Kelly - Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông quốc tế của Huawei nói. “Nước Mỹ có gì để lo sợ từ chúng tôi về mảng an ninh mạng? Câu trả lời là không”.

 

huawei3
 

Huwei - Ông lớn đang không ngừng phát triển

Thực tế, Huawei nhận sự trợ giúp rất lớn từ chính phủ với các hợp đồng cung cấp thiết bị cho chính phủ và dòng tín dụng gần như bất tận. Công ty này có khoảng 180.000 nhân viên, phần lớn là kỹ sư và bán sản phẩm tại 170 quốc gia. Hãng này được cho đạt doanh thu 92 tỷ USD trong năm 2017, tăng mạnh so với mức 35 tỷ USD 3 năm trước đó và đặt mục tiêu 12 con số năm 2018 (trên 100 tỷ USD).

Huawei có nhiều hướng để phát triển, đặc biệt là 5G. Hiện hãng đang sở hữu khoảng 10% bằng sáng chế 5G với hơn 300 hàng đầu cùng sự trợ giúp của hàng nghìn người khác. Huawei sẵn sàng chi 600 triệu USD cho nghiên cứu 5G và kỳ vọng chi thêm 800 triệu USD nữa trong năm nay để đưa công nghệ này ra thị trường. Họ cũng đang sở hữu khoảng 50 hợp đồng với các nhà mạng để thử nghiệm thiết bị. Tổng cộng, công ty Trung Quốc chi 12 tỷ USD cho R&D năm 2016, gấp đôi so với mức 5,1 tỷ USD của Qualcomm và 4,9 tỷ USD của Nokia..  


Kìm kẹp lẫn nhau, liệu ai sẽ là người được lợi?

Theo nhiều ý kiến, cái cách chính phủ Mỹ e ngại Huawei chẳng khác gì việc Trung Quốc cấm cản Google và ngăn chặn Apple trong thời gian qua. Theo James Lewis, cựu chuyên gia về an ninh không gian mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ, “Trung Quốc rất lo lắng về sự bành trướng của các ông lớn công nghệ Mỹ. Điều này diễn ra trong hơn một thập kỷ. Giải pháp của họ là phát triển một ‘nhà vô địch quốc gia’ riêng. Đó là lý do Huawei lớn mạnh như hiện nay”.

 

huawei4
 

Tuy nhiên, nếu Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang động thái ngăn chặn các công ty công nghệ của nhau, họ có thể làm chậm tiến trình đổi mới của thế giới. Lewis nghĩ rằng Mỹ có 3 lựa chọn, nhưng không lựa chọn nào trong số này tối ưu. Một là bơm tiền cho các công ty trong nước như Qualcomm, giúp họ lớn mạnh hơn Huawei. Hai là trợ cấp cho các công ty ngoài Trung Quốc như Ericsson hay Nokia để giành các hợp đồng lớn từ Huawei. Và cuối cùng, ba là chính phủ Mỹ phải làm việc ít nhất 15 năm để tạo ra loại phần mềm mã hóa không thể phá vỡ bảo vệ dữ liệu của mình, nếu họ không tin tưởng vào thiết bị phần cứng của Huawei.

Liệu cuộc chiến này sẽ ngã ngũ như thế nào, chúng ta hãy tiếp tục cùng chờ đón các động thái tiếp theo từ hai phía để có câu trả lời.


Huawei - Ông lớn đến từ Trung Quốc đang khiến cả đế chế Mỹ lo sợ

26/03/2018 - Tin công nghệ
Đối với giới chức Mỹ, họ có thể không rành về Huawei, thậm chí là không phát âm chuẩn được cái tên này, song họ đang thực sự tin rằng đây là một mối nguy lớn với an ninh quốc gia.

 

HUAWEI - ÔNG LỚN ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC ĐANG KHIẾN CẢ ĐẾ CHẾ MỸ LO SỢ


Nỗi lo sợ khiến vụ “bể kèo” chuyển giao công nghệ lớn nhất Thế Giới phải chìm vào quên lãng:

Ngày 12.3, ngay sau khi tuyên bố trên Twitter: “Các cuộc chiến thương mại là điều tốt”, Tổng thống Donald Trump đã ngay lập tức ban hành lệnh ngăn chặn một trong những vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử làng công nghệ. Đó là kế hoạch thâu tóm Qualcomm Inc, nhà sản xuất modem di động hàng đầu thế giới, với giá 117 tỷ USD của Broadcom Ltd, một công ty sản xuất chip của Singapore . Trump cho biết hành động này của ông là vì lo sợ Broadcom “có thể có hành động đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ”. Động thái này khiến Hock Tan - Giám đốc điều hành của Broadcom vô cùng giận dữ. Tuy nhiên, vụ việc này ngay lập tức đã được thay thế bằng một chủ đề “nóng hơn”, đó là các vấn đề về Huawei.

 

huawei1
 

Huawei Technologies Co. là công ty công nghệ có doanh thu lớn nhất Trung Quốc và là một trong những nhà sản xuất hạ tầng viễn thông, sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất nhất thế giới, dù rằng gần như không có thị phần tại Mỹ. Chính vì vậy, Huwei đã khiến cho mình trở nên đáng sợ với nhiều nhà hoạch định chính sách Mỹ. Từ đó, họ sẵn sàng bỏ rơi Broadcom trong cuộc chơi lớn.


Vì sao người Mỹ lại sợ Haawei?

Chuck Grassley - Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa cho biết ông vô cùng lo lắng trước viễn cảnh các hãng viễn thông Mỹ bị phụ thuộc vào nhà sản xuất Trung Quốc. “Tôi không thể phát âm chuẩn tên của họ nhưng nó bắt đầu với chữ H và kết thúc với W-E-I. Khi họ gia nhập thị trường, họ làm tôi lo sợ”.

 

huawei2
 

Sự sợ hãi này, phần nào xuất phát từ thành công ngoài “sức tưởng tượng” của Huawei. Bên cạnh việc phát triển cực nhanh với thành tựu đứng thứ 3 tại thị trường sản xuất smartphone (sau Apple và Samsung) chỉ trong mộ thời gian ngắn. Công ty này còn có năng lực sản xuất và bí quyết kỹ thuật để cạnh tranh với Qualcomm trong cuộc chạy đua phát triển thiết bị không dây thế hệ thứ 5 (5G). Đây là công nghệ hứa hẹn tạo ra kết nối siêu nhanh cho xe tự lái, thiết bị y tế điều khiển từ xa và thiết bị công nghiệp. Một khi Huawei có thị phần lớn hơn ở thị trường 5G, họ có thể chiếm lợi hàng tỷ USD và thu phí bất cứ công ty nào với bằng sáng chế của mình.

Việc này cũng có nhiều liên quan tới vụ phá vỡ kế hoạch Broadcom mua lại Qualcomm, bởi theo nhiều nguồn tin ông Tan có thể cắt giảm một nửa chi tiêu của Qualcomm cho việc nghiên cứu và phát triển, gián tiếp đem lại lợi thế cho Huawei trong cuộc đua 5G - điều mà Mỹ không hề muốn.

Hồi tháng 1, một đảng viên Cộng hòa tại Texas đã trình dự luật cấm chính phủ liên ban làm ăn với bất kỳ thực thể nào sử dụng thiết bị của Huawei. Sau đó 2 tuần, một bản ghi chú nội bộ rò rỉ từ Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về 5G mô tả sự tiến bộ của Huawei như một mối đe dọa với an ninh Mỹ.

Huawei phủ nhận những cáo buộc từ phía Mỹ. Họ nói rằng họ không có mối liên hệ nào với chính phủ Trung Quốc và việc cài cửa hậu gián điệp trên thiết bị hạ tầng mạng hoặc phần mềm chẳng khác nào tự sát. “Chúng tôi đã ở trong ngành này 30 năm và chưa gặp vấn đề nào về bảo mật”, Joe Kelly - Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông quốc tế của Huawei nói. “Nước Mỹ có gì để lo sợ từ chúng tôi về mảng an ninh mạng? Câu trả lời là không”.

 

huawei3
 

Huwei - Ông lớn đang không ngừng phát triển

Thực tế, Huawei nhận sự trợ giúp rất lớn từ chính phủ với các hợp đồng cung cấp thiết bị cho chính phủ và dòng tín dụng gần như bất tận. Công ty này có khoảng 180.000 nhân viên, phần lớn là kỹ sư và bán sản phẩm tại 170 quốc gia. Hãng này được cho đạt doanh thu 92 tỷ USD trong năm 2017, tăng mạnh so với mức 35 tỷ USD 3 năm trước đó và đặt mục tiêu 12 con số năm 2018 (trên 100 tỷ USD).

Huawei có nhiều hướng để phát triển, đặc biệt là 5G. Hiện hãng đang sở hữu khoảng 10% bằng sáng chế 5G với hơn 300 hàng đầu cùng sự trợ giúp của hàng nghìn người khác. Huawei sẵn sàng chi 600 triệu USD cho nghiên cứu 5G và kỳ vọng chi thêm 800 triệu USD nữa trong năm nay để đưa công nghệ này ra thị trường. Họ cũng đang sở hữu khoảng 50 hợp đồng với các nhà mạng để thử nghiệm thiết bị. Tổng cộng, công ty Trung Quốc chi 12 tỷ USD cho R&D năm 2016, gấp đôi so với mức 5,1 tỷ USD của Qualcomm và 4,9 tỷ USD của Nokia..  


Kìm kẹp lẫn nhau, liệu ai sẽ là người được lợi?

Theo nhiều ý kiến, cái cách chính phủ Mỹ e ngại Huawei chẳng khác gì việc Trung Quốc cấm cản Google và ngăn chặn Apple trong thời gian qua. Theo James Lewis, cựu chuyên gia về an ninh không gian mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ, “Trung Quốc rất lo lắng về sự bành trướng của các ông lớn công nghệ Mỹ. Điều này diễn ra trong hơn một thập kỷ. Giải pháp của họ là phát triển một ‘nhà vô địch quốc gia’ riêng. Đó là lý do Huawei lớn mạnh như hiện nay”.

 

huawei4
 

Tuy nhiên, nếu Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang động thái ngăn chặn các công ty công nghệ của nhau, họ có thể làm chậm tiến trình đổi mới của thế giới. Lewis nghĩ rằng Mỹ có 3 lựa chọn, nhưng không lựa chọn nào trong số này tối ưu. Một là bơm tiền cho các công ty trong nước như Qualcomm, giúp họ lớn mạnh hơn Huawei. Hai là trợ cấp cho các công ty ngoài Trung Quốc như Ericsson hay Nokia để giành các hợp đồng lớn từ Huawei. Và cuối cùng, ba là chính phủ Mỹ phải làm việc ít nhất 15 năm để tạo ra loại phần mềm mã hóa không thể phá vỡ bảo vệ dữ liệu của mình, nếu họ không tin tưởng vào thiết bị phần cứng của Huawei.

Liệu cuộc chiến này sẽ ngã ngũ như thế nào, chúng ta hãy tiếp tục cùng chờ đón các động thái tiếp theo từ hai phía để có câu trả lời.



Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.24515 sec| 2527.484 kb