Nội dung bài viết
Hầu hết các thiết bị công nghệ hiện nay từ máy tính cá nhân cho tới các thiết bị di động đều cần tới một bộ nhập, là bàn phím máy tính laptop. Tuy nhiên, các dòng key máy tính thường rất phong phú và đa dạng, cho nên việc lựa chọn cho mình một chiếc key phù hợp với nhu cầu của mình là điều vô cùng cần thiết
Có thể bạn chưa biết, hiện nay, dựa vào kết cấu, người ta phân chia bàn phím thành 4 loại khác nhau (không bao gồm bàn phím ảo cảm ứng trên các thiết bị di động). Có 4 công nghệ bàn phím phổ biến nhất hiện nay, phụ thuộc vào cách mà nó chuyển đổi các phản hồi từ ngón tay trở thành tín hiệu tới máy tính. Bên cạnh đó, với những ai đam mê về bàn phím, còn có rất nhiều cách phân loại bàn phím máy tính thông qua cách sắp xếp phím, độ cao phím, cảm giác bấm… Các loại bàn phím laptop phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Là loại phím phổ biến nhất hiện, được ứng dụng trên nhiều thiết bị bao gồm máy tính laptop và một số mẫu điện thoại sử dụng bàn phím cứng cũng áp dụng cơ chế hoạt động của bàn phím cao su.
Các bàn phím sử dụng công nghệ này có 3 lớp. Lớp trên cùng bao gồm phím bấm cao, hoặc nhãn mã có in ký tự được dán trên bề mặt phẳng.
Lớp ở giữa hoạt động như một miếng đệm, được làm bằng cao su và đó cũng là lý do người ta gọi phím membrance là "phím cao su". Lớp này có nhiệm vụ truyền tải lực bẩm từ lớp trên cùng xuống phía dưới đồng thời tạo ra phản hồi để phím nảy trở lại tay người bấm. Ở một số phím dài, người ta trang bị lò xo giúp tăng độ này.
Lớp còn lại chính là phần bảng mạch với các cảm biến nhỏ, tương ứng với mỗi phím bấm. Đây chính là phần chuyển hóa các rung động được gửi xuống từ tấm cao su phía trên, nhận diện và biết được ký tự vừa nhấn xuống là gì.
Có thể nhận thấy, có 2 cách thiết kế phím bấm dựa theo độ cao của phím bấm. Bàn phím phẳng thường được sử dụng trên các thiết bị điện tử như máy photocopy, lò vi sóng, máy giặt,... Khi nhấn các nút này, chúng ta thường cảm thấy một chút đàn hồi trở lại ngón tay nhưng không thực sự rõ rệt, đó là do khoảng cách từ lớp trên cùng (phím bấm) xuống lớp thứ 2 (cao su) rất ngắn.
Với mẫu bàn phím máy tính laptop thông thường, có phím bấm cao, cảm giác bấm rõ rệt hơn bởi hành trình phím lúc này dài hơn.
Một dị bản khác của phím cao su, thường được gọi là "phím giả cơ". Bàn phím này có các switch thường được gọi là "rubber dome". Đúng như tên gọi, loại bàn phím này có lớp màng cao su lai giữa phím cơ (được nói ở phần sau của bài viết) với phím cao su thông thường. Về cơ bản, loại này vẫn sử dụng cơ chế kiểu cũ, nhưng lớp cao su đã được "biến tấu" đi một chút tùy để tăng cảm giác phản hồi thường thiếu vắng trên các bàn phím cao su.
Các hãng sản xuất bàn phím và máy tính thường tùy biến lớp màng cao su và điểm tiếp xúc, ví dụ như bàn phím trên Macbook của Apple có một thiết kế khác một chút nếu so với bàn phím mebrance thông thường.
Công nghệ bàn phím cơ đang dần hồi sinh, khi mà số lượng tiêu thụ của chúng đang ngày một tăng mạnh. Người tiêu dùng phổ thông bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới bàn phím cơ khi các hãng sản xuất thiết bị ngoại vi nổi tiếng như Razer hay Corsair,... Các sản phẩm này có nhiều ưu điểm về ngoại hình và các tính năng phần mềm khi so sánh với những “người anh em” của nó.
Khác với bàn phím Membrance, bàn phím máy tính laptop cơ không truyền thông tin qua màng cao su, mà sử dụng các switch riêng cho mỗi phím. Theo đó, các switch của phím cơ được cấu tạo phức tạp, với các thành phần khác nhau, độ phản hồi của mỗi loại switch cũng khác nhau. Các switch này có chức năng giống với màng cao su được sử dụng trên phím membrance, tức là phần trung gian truyền tín hiệu từ phím bấm xuống dưới bảng mạch.
Phần quan trọng nhất của các switch nằm ở lò xo phía trong, các loại switch khác nhau có lò xo khác nhau, mang tới lực bấm khác nhau. Dựa theo nguyên lý hoạt động này, một số người đã tìm tòi và thay thế các lò xo đó, để làm cho phím bấm phù hợp hơn với đôi tay của họ. Mỗi loại switch thường được đánh dấu bằng màu sắc ở phần tiếp xúc với phím bấm nhằm giúp người dùng dễ dàng phân biệt.
Không chỉ dừng lại như một thiết bị nhập liệu thông thường, bàn phím cơ được nhiều người coi là đam mê, bởi cảm giác bấm của phím cơ tạo ra sự khác biệt hoàn toàn so với phím cao su. Một phần khác, những người dùng phím cơ còn có thể tùy biến phím bấm (keycaps) với nhiều tông màu và chất liệu khác nhau.
Tuy không phổ biến bằng hai loại bàn phím kể trên, nhưng phím laser lại được cho là tương lai của công nghệ bàn phím máy tính laptop. Nó được chia thành 2 loại phổ biến là:
-Bàn phím laser chiếu: là loại bàn phím ảo chiếu các phím bấm lên một mặt phẳng bất kỳ. Loại bàn phím này sử dụng kháng trở của ánh sáng nhằm gửi tín hiệu về bộ nhận diện, biết được bạn vừa nhấn vào phím nào. Tuy nhiên, bàn phím loại này không mang lại cho người dùng cảm giác nhấn, cho nên rất dễ gây ra các lỗi đánh máy.
- Bàn phím laser quang học: Khác với bàn phím chiếu, công nghệ quang học dựa trên các ánh sáng được phát ra, như tia laser. Bên dưới các phím bấm, có rất nhiều tia laser được cài đặt sẵn theo chiều dọc và ngang, cùng với các cảm biến hình ảnh, giúp biết được khi nào một tia laser bị che mất đồng thời xác định phím nào vừa được nhấn xuống.
Thay vì nhận biết phím bấm qua các dạng chuyển đổi cơ học là màng cao su hay switch cơ, loại bàn phím này cần tới nam châm và các cảm biến để truyền tín hiệu. Mỗi khi bạn nhấn phím, nam châm sẽ di chuyển. Các cảm biến phía dưới phát hiện ra chuyển động đó và đồng bộ thông tin với máy tính của bạn.
Loại bàn phím dạng này thường được sử dụng trong các môi trường đòi hỏi sự chính xác cao, và yêu cầu bảo mật như: trong buồng lái máy bay, tàu ngầm hay các nhà máy điện hạt nhân...
Vậy bạn nên chọn loại bàn phím nào?
Trên đây là danh sách những loại bàn phím laptop phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Tuy nhiên, để lựa chọn được một loại thiết bị phù hợp cho công việc và mục đích sử dụng thì không phải là điều dễ dàng. Chắc chắn chẳng ai muốn sử dụng bàn phím từ trường và bàn phím laser để chơi game, và ngược lại.
Thường thì những người sử dụng máy tính thông thường đều không quá khắt khe và yêu cầu cao ở bàn phím, họ có thể sử dụng hầu hết các loại bàn phím. Do đó, bạn có thể lựa chọn các dòng bàn phím dựa theo mục đích như: nếu là máy tính dùng cho công việc thì có thể lựa chọn bàn phím cơ hoặc phím cao su; nếu máy dùng để chơi game thì bạn có thể lựa chọn mẫu phím cơ; hoặc khi làm việc ở nơi địa hình, không gian bị hạn chế thì phím laser sẽ là một sự lựa chọn không tồi dành cho bạn,...
Để lựa chọn được một bàn phím máy tính laptop phù hợp nhất dành cho mình, bạn hãy xác định xem mục đích sử dụng là gì và khả năng tài chính đến đâu để có một sự lựa chọn tốt nhất. Chúc các bạn có thể lựa chọn được một sản phẩm ưng ý nhất.
Tìm kiếm tin tức
Sản phẩm hot
Đặt lịch