Có nên sạc pin laptop liên tục

26/11/2016 - Thủ Thuật
Việc có nên cắm sạc pin laptop liên tục hay không là câu hỏi khá nhiều người dùng laptop thắc mắc. Cắm sạc pin liên lục có ảnh hưởng gì đến pin laptop không? Bài viết của SUACHUALAPTOP24h trả lời cho bạn câu hỏi có nên cắm sạc pin laptop liên tục.

CÓ NÊN CẮM SẠC PIN LAPTOP LIÊN TỤC?

 
Thói quen vừa sử dụng laptop vừa cắm sạc pin là thói quen khá phổ biến của người dùng laptop hiện nay. Tuy nhiên, có nên cắm sạc pin laptop liên tục hay không? Việc này có ảnh hưởng gì đến pin laptop hay không? Chúng ta hay hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau.

Tìm hiểu pin của laptop

Pin laptop là linh kiện lưu trữ năng lượng dưới dạng hóa năng,khi sử dụng sẽ chuyển hóa thành điện năng cung cấp cho laptop hoạt động.
Cấu tạo pin laptop:
- Mạch sạc pin: là thành phần rất quan trọng chứa các thông số của pin như là độ chai pin, số lần sạc, ngày sản xuất.... cũng như làm cầu nối giao tiếp giữ pin và laptop. Chúng được tạo thành từ các chip quản lý sạc - xả, chip quản lý nguồn pin, sensor nhiệt,cầu chì và đầu jack tiếp xúc với máy tính.
- Cell pin: được hàn chặt với nhau thành từng cặp song song và/hoặc mắc nối tiếp nhau. Tùy từng loại pin mà ta có 4 - 6 - 8 - 9 hoặc 12 cell. 
- Vỏ pin: Giữ và bảo vệ cell pin cùng mạch pin bên trong. Chúng tạo thành một khối gắn kết chặt chẻ, hoàn chỉnh như chúng ta thường thấy. 
Có 2 loại pin chính được sử dụng trên laptop là lithium-ion và lithium-polymer. 
Hai loại pin được chế tạo dựa trên các công nghệ khác nhau nhưng cơ chế hoạt động của chúng là giống nhau: Dòng điện được tạo ra dựa trên sự chuyển động của các electron. Sự chuyển dịch này giúp cho pin của laptop có thể hoạt động tốt trong thời gian dài.
Trên lý thuyết khi cắm sạc liên tục đầy 100% pin sẽ tự động ngắt và không nhận điện nữa. Trái lại, việc sử dụng đến cạn pin rồi mới sạc sẽ gây hại cho pin cũng như dẫn đến tình trạng không thể khôi phục lại dung lượng. Vậy việc cắm sạc liên tục cho laptop liệu có phải không gây hại gì? Đây không phải là vấn đề đơn giản.

Các yếu tố gây hại cho pin laptop

 
Có rất nhiều yếu tố đẩy nhanh quá trình mất dung lượng pin laptop như:
- Số chu kỳ sạc: Pin laptop được nhà sản xuất quy định số vòng sạc nhất định. Số vòng sạc được tính từ khi pin từ 0% lên 100%. Chẳng hạn bạn nạp pin cho laptop từ 0% lên 50% rồi rút ra tức là mới sạc 1/2 chu kỳ, trong lần sạc tiếp theo bạn nạp tiếp 50% nữa mới là hoàn thành một chu kỳ sạc. Theo thời gian sử dụng số chu kỳ sạc sử dụng càng nhiều thì pin sẽ bị chai dần đi.
- Điện áp: Điện áp càng thấp thì pin sẽ càng nhanh chai và hỏng. Khi lượng điện áp giảm dần trong quá trình sử dụng (số chu kỳ sạc tăng lên) thì dung lượng pin cũng theo đó mà giảm đi.
Ở mức điện áp 4m2 V/cell, pin sẽ có số chu kỳ sạc từ 300 đến 500 lần và đạt dung lượng 100%. Ở mức điện áp 3,92 V/cell tương đương 2.400 đến 4.000 chu kỳ sạc, dung lượng pin chỉ còn 58%.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cao trên 30 độ có thể làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của pin.
Yếu tố điện áp và nhiệt độ là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến pin laptop.

Có nên cắm sạc pin laptop liên tục?

Việc cắm sạc liên tục cũng như sử dụng pin trên laptop quá nhiều cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả. Cắm sạc liên tục cho laptop tuy không ảnh hưởng gì tới pin trong thời gian ngắn nhưng về lâu về dài sẽ làm pin bị giảm dung lượng trong khi sử dụng laptop không cắm sạc sẽ làm tăng chu kỳ sạc và cũng làm chai pin. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý tới nhiệt độ khi sử dụng laptop với pin. Bạn có thể cắm sạc pin sử dụng nên xả pin sau 1-2 tuần để giảm mức độ chai của pin, còn việc tháo pin ra sử dụng nguồn là không nên tránh trường hợp mất điện hay không may va chạm vào nguồn làm laptop sập nguồn.
Bài viết trên của Sửa chữa Laptop 24h .com đã cho bạn câu trả lời có nên cắm sạc pin laptop liên tục. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.34259 sec| 2490.766 kb