NẾU KHÔNG MUỐN LAPTOP TIẾP TỤC MẮC BỆNH, SAU KHI SỬA LAPTOP

BẠN CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?

Có rất nhiều người dùng laptop thường xuyên phải đem máy của mình đi sửa chữa vì những lý do rất phổ biến như laptop bị quá nhiệt, vô tình làm đổ nước vào máy hay làm rơi vỡ,... Tuy nhiên, có một thực tế rằng đa số những trường hợp sau khi sửa chữa đều có nguy cơ tái phát rất lớn. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Sau đây, Sửa chữa laptop 24h .com sẽ chia sẻ với bạn qua bài viết này.

Laptop hỏng là vì sao?

1. Vì đâu laptop liên tục “tái phát” bệnh sau khi sửa xong?

Giống như một bệnh nhân, những chiếc laptop sau khi được sửa chữa xong nếu không được bảo quản và giữ gìn cẩn thận thì nó sẽ rất dễ gặp vấn đề. Có thể là tái phát lại bệnh cũ hoặc thậm chí là mắc những lỗi nghiêm trọng hơn. Thường thì nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có rất nhiều, có thể là:

- Do người dùng laptop không bảo quản máy cẩn thận: Nếu bạn nghĩ rằng sau khi sửa chữa xong, chiếc laptop của mình sẽ trở thành “bất khả xâm phạm”, mọi tác nhân đều bị xử lý triệt để nên không có gì phải lo lắng thì có thể bạn đã nhầm. Việc sửa laptop chỉ là khắc phục những hậu quả xấu hiện đang có ở máy tính, cho nên đôi khi có thể xử lý triệt để hoặc là không, điều đó còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi máy tính mắc phải. Do đó, sau khi laptop được sửa chữa xong, bạn nên chú ý bảo quản giữ gìn máy thật tốt, tránh xa các tác nhân từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, nguồn nước, bụi bẩn,... và các tác nhân bên trong như virut…

Cắm sạc laptop qua đêm là cách “giết chết” laptop nhanh nhất

- “Vô tư” đem máy di chuyển đi lại mà không có các biện pháp bảo vệ: Việc di chuyển laptop thường xuyên mà không dùng túi chống sốc bảo vệ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc laptop liên tục “kêu cứu”. Không chỉ khiến các bộ phận linh kiện gặp vấn đề, nhất là những linh kiện mới sửa chữa xong còn rất “mong manh”; việc này còn khiến laptop có thể bị “đột tử” nếu chẳng may bị va đập hay rơi vỡ.

- “Quên” sử dụng phụ kiện hỗ trợ cho laptop: Kể cả ngay khi laptop còn “khỏe mạnh”, chưa mắc bệnh  Sau khi được sửa chữa xong, hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn nên sử dụng phụ kiện hỗ trợ cho máy để tăng hiệu năng và giảm các nguy cơ mắc bệnh. Ví như như sử dụng đế tản nhiệt để giảm nhiệt cho laptop, sử dụng túi chống sốc khi di chuyển máy, sử dụng USB để lưu trữ dữ liệu…

- Để máy hoạt động “quá sức”: Việc thường xuyên sử dụng laptop trong một thời gian dài mà không để cho máy tính có cơ hội nghỉ ngơi là điều cực kì không tốt cho một chiếc máy tính còn khỏe mạnh chứ không riêng gì chiếc máy đã được can thiệt sửa chữa. Hãy thử tưởng tượng, bạn vừa ốm xong nhưng lại phải làm việc một cách cật lực liên tục thì chắc chắn khả năng đổ bệnh lại là rất lớn.

Nước là kẻ thù số 1 của laptop

2. Phải làm gì để chiếc laptop không phải tới bệnh viện lần nữa?

Có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thật vậy, nếu chỉ là nguy cơ thì bạn có thể phòng tránh nó rất dễ dàng với những lời khuyên từ chuyên gia như sau:

1. Để laptop nghỉ xả hơi một thời gian sau khi sửa chữa máy, tránh để máy làm việc quá công suất:

Sau khi sửa chữa laptop, tốt nhất bạn hãy cho chiếc máy của mình nghỉ ngơi một thời gian. Trong thời gian đó, chỉ nên để máy chạy khoảng 3 - 4 tiếng, tránh tình trạng để laptop hoạt động liên tục dẫn tới máy bị quá tải, có thể khiến laptop lỗi trở lại. Đặc biệt là các vấn đề về main hay CPU bên trong thì bạn càng nên cẩn trọng hơn.

Sử dụng đế tản nhiệt cho laptop

2. Sử dụng phụ kiện cho laptop:

Hãy trang bị ngay cho máy tính một chiếc đế tản nhiệt, nhất là trong mùa hè nóng bức thì đây là vật dụng tối quan trọng cần thiết để giảm nhiệt cho chiếc laptop cũng như làm mát các bộ phận bên trong, giảm thiểu tình trạng quá nhiệt gây hỏng linh kiện. Ngoài ra thì túi chống sốc, chuột máy tính cũng là những vật dụng không thể thiếu khi bạn đem máy tính di chuyển đi xa và khiến công việc trở nên dễ dàng hơn.

3. Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng laptop:

Có rất nhiều bạn không quan tâm tới việc vệ sinh và bảo dưỡng laptop và cho rằng đây là việc không cần thiết. Tuy nhiên, sự thực thì hoàn toàn ngược lại. Việc vệ sinh và bảo dưỡng laptop không chỉ giúp các linh kiện bên trong máy được làm sạch bụi bẩn mà còn giúp máy tăng hiệu năng. Hãy nhớ vệ sinh bảo dưỡng laptop định kì từ 6 - 12 tháng, tra keo tản nhiệt để làm mát, giúp máy hoạt động ổn định hơn.

Vệ sinh laptop định kì là việc làm cần thiết đối với tất cả người dùng

4. Tránh xa các tác nhân gây hại cho máy tính:

Khi sử dụng máy tính, bạn hãy nhớ chú ý đảm bảo giữ cho laptop tránh xa các tác nhân: nguồn nước, nhiệt độ quá cao, hay những nơi có độ ẩm lớn như nhà tắm.. Nếu làm được điều này, bạn sẽ không phải đem chiếc máy thân yêu của mình tới bệnh viện trong một thời gian rất dài.

Ngoài ra, bạn hãy chú ý sạc laptop đúng cách, không sạc máy qua đêm hay truy cập những trang web độc hại ẩn chứa virut…

Sau khi sửa laptop, bạn hãy chú ý làm theo hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo việc laptop của mình sẽ không phải tái phát bệnh cũng như mắc thêm các lỗi nguy hiểm khác. Chúc các bạn thành công!

Nếu không muốn laptop tiếp tục mắc bệnh, sau khi sửa laptop bạn cần chú ý những gì?

27/04/2018 - Thủ Thuật
Có rất nhiều người dùng laptop thường xuyên phải đem máy của mình đi sửa chữa vì những lý do rất phổ biến như laptop bị quá nhiệt, vô tình làm đổ nước vào máy hay làm rơi vỡ,... Tuy nhiên, có một thực tế rằng đa số những trường hợp sau khi sửa chữa đều có nguy cơ tái phát rất lớn

NẾU KHÔNG MUỐN LAPTOP TIẾP TỤC MẮC BỆNH, SAU KHI SỬA LAPTOP

BẠN CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?

Có rất nhiều người dùng laptop thường xuyên phải đem máy của mình đi sửa chữa vì những lý do rất phổ biến như laptop bị quá nhiệt, vô tình làm đổ nước vào máy hay làm rơi vỡ,... Tuy nhiên, có một thực tế rằng đa số những trường hợp sau khi sửa chữa đều có nguy cơ tái phát rất lớn. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Sau đây, Sửa chữa laptop 24h .com sẽ chia sẻ với bạn qua bài viết này.

Laptop hỏng là vì sao?

1. Vì đâu laptop liên tục “tái phát” bệnh sau khi sửa xong?

Giống như một bệnh nhân, những chiếc laptop sau khi được sửa chữa xong nếu không được bảo quản và giữ gìn cẩn thận thì nó sẽ rất dễ gặp vấn đề. Có thể là tái phát lại bệnh cũ hoặc thậm chí là mắc những lỗi nghiêm trọng hơn. Thường thì nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có rất nhiều, có thể là:

- Do người dùng laptop không bảo quản máy cẩn thận: Nếu bạn nghĩ rằng sau khi sửa chữa xong, chiếc laptop của mình sẽ trở thành “bất khả xâm phạm”, mọi tác nhân đều bị xử lý triệt để nên không có gì phải lo lắng thì có thể bạn đã nhầm. Việc sửa laptop chỉ là khắc phục những hậu quả xấu hiện đang có ở máy tính, cho nên đôi khi có thể xử lý triệt để hoặc là không, điều đó còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi máy tính mắc phải. Do đó, sau khi laptop được sửa chữa xong, bạn nên chú ý bảo quản giữ gìn máy thật tốt, tránh xa các tác nhân từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, nguồn nước, bụi bẩn,... và các tác nhân bên trong như virut…

Cắm sạc laptop qua đêm là cách “giết chết” laptop nhanh nhất

- “Vô tư” đem máy di chuyển đi lại mà không có các biện pháp bảo vệ: Việc di chuyển laptop thường xuyên mà không dùng túi chống sốc bảo vệ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc laptop liên tục “kêu cứu”. Không chỉ khiến các bộ phận linh kiện gặp vấn đề, nhất là những linh kiện mới sửa chữa xong còn rất “mong manh”; việc này còn khiến laptop có thể bị “đột tử” nếu chẳng may bị va đập hay rơi vỡ.

- “Quên” sử dụng phụ kiện hỗ trợ cho laptop: Kể cả ngay khi laptop còn “khỏe mạnh”, chưa mắc bệnh  Sau khi được sửa chữa xong, hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn nên sử dụng phụ kiện hỗ trợ cho máy để tăng hiệu năng và giảm các nguy cơ mắc bệnh. Ví như như sử dụng đế tản nhiệt để giảm nhiệt cho laptop, sử dụng túi chống sốc khi di chuyển máy, sử dụng USB để lưu trữ dữ liệu…

- Để máy hoạt động “quá sức”: Việc thường xuyên sử dụng laptop trong một thời gian dài mà không để cho máy tính có cơ hội nghỉ ngơi là điều cực kì không tốt cho một chiếc máy tính còn khỏe mạnh chứ không riêng gì chiếc máy đã được can thiệt sửa chữa. Hãy thử tưởng tượng, bạn vừa ốm xong nhưng lại phải làm việc một cách cật lực liên tục thì chắc chắn khả năng đổ bệnh lại là rất lớn.

Nước là kẻ thù số 1 của laptop

2. Phải làm gì để chiếc laptop không phải tới bệnh viện lần nữa?

Có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thật vậy, nếu chỉ là nguy cơ thì bạn có thể phòng tránh nó rất dễ dàng với những lời khuyên từ chuyên gia như sau:

1. Để laptop nghỉ xả hơi một thời gian sau khi sửa chữa máy, tránh để máy làm việc quá công suất:

Sau khi sửa chữa laptop, tốt nhất bạn hãy cho chiếc máy của mình nghỉ ngơi một thời gian. Trong thời gian đó, chỉ nên để máy chạy khoảng 3 - 4 tiếng, tránh tình trạng để laptop hoạt động liên tục dẫn tới máy bị quá tải, có thể khiến laptop lỗi trở lại. Đặc biệt là các vấn đề về main hay CPU bên trong thì bạn càng nên cẩn trọng hơn.

Sử dụng đế tản nhiệt cho laptop

2. Sử dụng phụ kiện cho laptop:

Hãy trang bị ngay cho máy tính một chiếc đế tản nhiệt, nhất là trong mùa hè nóng bức thì đây là vật dụng tối quan trọng cần thiết để giảm nhiệt cho chiếc laptop cũng như làm mát các bộ phận bên trong, giảm thiểu tình trạng quá nhiệt gây hỏng linh kiện. Ngoài ra thì túi chống sốc, chuột máy tính cũng là những vật dụng không thể thiếu khi bạn đem máy tính di chuyển đi xa và khiến công việc trở nên dễ dàng hơn.

3. Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng laptop:

Có rất nhiều bạn không quan tâm tới việc vệ sinh và bảo dưỡng laptop và cho rằng đây là việc không cần thiết. Tuy nhiên, sự thực thì hoàn toàn ngược lại. Việc vệ sinh và bảo dưỡng laptop không chỉ giúp các linh kiện bên trong máy được làm sạch bụi bẩn mà còn giúp máy tăng hiệu năng. Hãy nhớ vệ sinh bảo dưỡng laptop định kì từ 6 - 12 tháng, tra keo tản nhiệt để làm mát, giúp máy hoạt động ổn định hơn.

Vệ sinh laptop định kì là việc làm cần thiết đối với tất cả người dùng

4. Tránh xa các tác nhân gây hại cho máy tính:

Khi sử dụng máy tính, bạn hãy nhớ chú ý đảm bảo giữ cho laptop tránh xa các tác nhân: nguồn nước, nhiệt độ quá cao, hay những nơi có độ ẩm lớn như nhà tắm.. Nếu làm được điều này, bạn sẽ không phải đem chiếc máy thân yêu của mình tới bệnh viện trong một thời gian rất dài.

Ngoài ra, bạn hãy chú ý sạc laptop đúng cách, không sạc máy qua đêm hay truy cập những trang web độc hại ẩn chứa virut…

Sau khi sửa laptop, bạn hãy chú ý làm theo hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo việc laptop của mình sẽ không phải tái phát bệnh cũng như mắc thêm các lỗi nguy hiểm khác. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.33030 sec| 2516.055 kb