Máy tính không nhận ổ cứng trong BIOS là một vấn đề thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục từ kỹ thuật Sửa chữa Laptop 24h.
Hướng dẫn khắc phục ổ cứng không nhận ổ cứng trong BIOS
Dấu hiệu máy tính không nhận ổ cứng trong BIOS
Khi máy tính không nhận ổ cứng trong BIOS, bạn sẽ dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu sau:
- BIOS không hiển thị thông tin ổ cứng trong danh sách thiết bị lưu trữ
- Máy báo lỗi “No Bootable Device Found”, “Boot Disk and Press Any Key”.
- Máy tính không khởi động được vào hệ điều hành dù trước đó vẫn hoạt động bình thường
- Ổ cứng phát ra tiếng kêu lạ như click-click hoặc không xuất hiện trong Disk Management
- Máy tính mất nhiều thời gian để vào BIOS hoặc treo ở màn hình POST.
- Đèn LED trên case không nhấp nháy khi khởi động máy.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu máy tính không nhận ổ cứng trong BIOS nào ở trên, hãy nhanh chóng khắc phục sự cố để tránh nguy cơ mất hết dữ liệu.
1. Cáp kết nối ổ cứng bị lỏng hoặc hỏng
Lỗi cáp kết nối khiến BIOS không nhận ổ cứng
Nguyên nhân: Cáp SATA hoặc cáp nguồn bị lỏng, đứt hoặc hỏng sẽ khiến ổ cứng không được nhận diện trong BIOS.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra và cắm lại cáp, đảm bảo cáp SATA và cáp nguồn được kết nối chặt chẽ.
- Nếu bạn thấy cáp SATA kết nối ổ cứng với main có dấu hiệu đứt hoặc hỏng, hãy thay mới. Loại cáp này có thể mua tại các cửa hàng linh kiện máy tính.
2. Cổng SATA trên bo mạch chủ bị lỗi
Cổng SATA trên bo mạch chủ
Nguyên nhân: Cổng SATA trên bo mạch chủ có thể bị hỏng hoặc bụi bẩn làm giảm khả năng tiếp xúc.
Cách khắc phục:
- Kết nối ổ cứng vào một cổng SATA khác trên bo mạch chủ.
- Làm sạch các cổng SATA bằng bình xịt khí nén hoặc bàn chải mềm. Điều này giúp cải thiện tiếp xúc giữa ổ cứng và bo mạch chủ.
3. Ổ cứng bị hỏng
Ổ cứng bị hỏng khiến BIOS không nhận
Nguyên nhân: Ổ cứng có thể bị lỗi cơ học hoặc các thành phần bên trong bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Thử kết nối ổ cứng vào một máy tính khác để kiểm tra. Nếu máy khác cũng không nhận, khả năng cao ổ cứng đã bị hỏng.
- Nếu ổ cứng bị lỗi, hãy mang đến các sử dụng dịch vụ cứu dữ liệu tại các địa chỉ uy tín, đừng cố tự sửa để tránh làm mất dữ liệu vĩnh viễn.
4. Cài đặt BIOS không đúng
Nguyên nhân: Cấu hình BIOS chưa được thiết lập để nhận diện ổ cứng.
Cách khắc phục:
Cách 1: Vào BIOS và kiểm tra xem chế độ SATA (AHCI/IDE/RAID) có phù hợp với ổ cứng không.
- Vào mục Advanced hoặc Main trong BIOS.
- Chọn SATA Configuration/SATA Mode Selection > đổi chế độ SATA từ IDE sang AHCI, hoặc ngược lại.
- Lưu thay đổi và khởi động lại
Chọn chế độ AHCI
Cách 2: Đặt lại BIOS về mặc định theo 1 trong 2 cách:
- Chọn Load Default Settings/Load Optimized Defaults > Nhấn Enter > Yes.
- Tháo pin CMOS trong vài phút.
Chọn Load Optimized Defaults
5. Phần mềm cơ sở của ổ cứng bị lỗi (Firmware)
Nguyên nhân: Firmware của ổ cứng có thể bị lỗi hoặc chưa được cập nhật.
Cách khắc phục:
- Truy cập website của nhà sản xuất ổ cứng để tải và cập nhật firmware mới nhất.
- Làm theo hướng dẫn cụ thể từ nhà sản xuất.
6. Lỗi phần cứng bo mạch chủ hoặc nguồn điện không đủ
Nguyên nhân: Bo mạch chủ có thể bị lỗi phần cứng, hoặc nguồn cấp điện không đủ cung cấp năng lượng cho ổ cứng.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra nguồn máy tính và đảm bảo công suất đủ cho toàn hệ thống.
- Thử thay bo mạch chủ hoặc kiểm tra tại trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp.
7. Hệ điều hành không nhận diện ổ cứng (sau BIOS)
Nguyên nhân: Dù BIOS nhận ổ cứng nhưng hệ điều hành không nhận do chưa định dạng hoặc bị lỗi phân vùng.
Cách khắc phục:
- Sử dụng công cụ Disk Management trên Windows để kiểm tra và định dạng ổ cứng.
- Sử dụng phần mềm kiểm tra lỗi như Disk Utility (macOS) hoặc các công cụ của bên thứ ba.
Định dạng lại ổ cứng
Nếu đã thử tất cả các cách trên mà vẫn không khắc phục được, bạn nên mang máy tính và ổ cứng đến Sửa chữa Laptop 24h để được kỹ thuật viên chuyên nghiệp kiểm tra. Để tránh rủi ro dữ liệu ổ cứng, người dùng hãy thường xuyên sao lưu dữ liệu nhé!