Tại sao khởi động màn hình máy tính không lên đồng thời xuất hiện dòng chữ “No signal”

22/06/2018 - Góc chia sẻ
Bạn khởi động máy tính PC nhưng màn hình máy tính không lên, trong khi quạt chip vẫn quay, đồng thời trên màn hình máy tính lại xuất hiện dòng chữ "No signal" thì phải làm sao? Đây là lỗi gì, nguyên nhân do main, cpu hay ram.. và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng SUACHUALAPTOP24h.com tìm hiểu..

TẠI SAO KHỞI ĐỘNG MÀN HÌNH MÁY TÍNH KHÔNG LÊN ĐỒNG THỜI XUẤT HIỆN DÒNG CHỮ “NO SIGNAL”?

 

Nếu chẳng may vào một ngày nào đó bạn khởi động máy tính PC nhưng màn hình máy tính lại không lên, trong khi quạt chip vẫn quay, đồng thời trên màn hình máy tính lại xuất hiện dòng chữ "No signal" thì phải làm sao? Đây là lỗi gì, nguyên nhân là do main, cpu hay ram... và cách xử lý như thế nào? Bạn hãy cùng Sửa chữa Laptop 24h .com đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Trường hợp 1: Nếu màn hình máy tính của bạn có tín hiệu từ PC

Nếu hệ thống máy tính có thể hoàn tất quá trình POST và tiếp tục quá trình khởi động trước khi xuất hiện lỗi thì khả năng lỗi thuộc về Mainboard, CPU và RAM là khá ít. Nếu hệ thống bị treo ở một bước nào đó, bạn hãy bắt đầu với các bước chẩn đoán như sau:

Bước 1: Quá trình boot bị treo ở một bước nào đó

Hệ thống của bạn vẫn khởi động được bình thường, nhưng sau khi một hoặc hai tiếng bíp vang lên thì bạn thấy màn hình BIOS đứng yên ở một giai đoạn nào đó trong quá trình POST. Hoặc trước hay sau khi kiểm tra RAM, khi kiểm tra các ổ đĩa, hoặc ở dòng "Verifying DMI Data Pool"; vấn đề có thể là do sự xung đột giữa các thiết bị như giữa card wifi, card âm thanh với mainboard, hai ổ đĩa gắn chung trên 1 cáp, cáp data bị hư,...

Bước 2: Tháo bớt các thiết bị không cần thiết

Khi gặp trường hợp này, bạn nên tiến hành tháo bớt các thiết bị không cần thiết. Chỉ để lại mainboard, CPU, RAM, card đồ họa. Nếu sau khi khởi động mà hệ thống a=làm việc bình thường, chỉ báo thiếu thiết bị boot (ổ cứng, ổ đĩa ...) thì lỗi xuất phát từ nguyên nhân xung đột giữa các phần cứng. Sau đó, bạn hãy tiến hành cắm lần lượt từng thiết bị ngoại vi vào và khởi động, hệ thống báo lỗi ở thiết bị nào thì đó chính là nguyên nhân gây ra lỗi.

Bước 3: Kiểm tra RAM

Nếu khi tháo bớt các thiết bị không cần thiết mà tình hình vẫn không được cải thiện thì bạn nên kiểm tra lại RAM. Hãy thử đổi vị trí các thanh RAM, gắn sang các khe RAM khác, hoặc tháo bớt ra chỉ để lại một thanh. Nếu vẫn không được, hãy lấy một chiếc RAM còn mới, hoạt động tốt và thay thế. Nếu hệ thống hoạt động tốt, chắc chắn rằng RAM cũ đã hỏng. Còn nếu không, hãy kiểm tra ngay Bios.

Kiểm tra RAM laptop

Bước 4: Kiểm tra thiết lập trong BIOS

Hãy kiểm tra các thiết lập Bios để xem bạn có đang ép xung không, các thiết lập đã đúng hết hay chưa?... Nếu không chắc chắn về các thiết lập trong BIOS, hãy đưa về thiết lập mặc định bằng cách: chọn Restore Default Settings hay BIOS Default Settings trong BIOS, (hoặc nhấn F7 hoặc F5 tùy theo loại BIOS)

Bước 5: Kiểm tra tản nhiệt

Nếu việc đưa thiết lập BIOS về mặc định vẫn không giúp hệ thống thoát lỗi, nguyên nhân có thể nằm ở việc hệ thống của bạn bị quá nhiệt. Khi CPU hoặc card đồ họa bị nóng, nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cho phép thì chúng sẽ bị treo trong khi khởi động hoặc thậm chí là tự khởi động lại. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ bằng cách cho tay vào phần kim loại của tản nhiệt xem nó có quá nóng hay không? Nếu phần kim loại quá nóng, bạn nên thay một tản nhiệt khác cho CPU hoặc card đồ họa của mình để giải quyết tình hình.

Trường hợp 2: Màn hình máy tính không có tín hiệu từ PC

Bước 1: Hệ thống có hoạt động nhưng màn hình không hiển th

Nếu card đồ họa hoặc màn hình máy tính của bạn vẫn hoạt động bình thường và không có lỗi, hãy thử kiểm tra RAM laptop, bởi nguyên nhân có thể nằm ở việc RAM bị lỏng hoặc tiếp xúc không tốt.

Bước 2: Kiểm tra RAM

Đầu tiên bạn tháo các thanh RAM ra, vệ sinh sạch sẽ thanh RAm bằng dụng cụ chuyên dụng, vệ sinh phần chân tiếp xúc RAM rồi gắn RAM vào lại vị trí cũ. Hãy thử lại ít nhất 3 lần trước khi kiểm tra sang bộ phận khác.

Bước 3: Kiểm tra CPU

Nếu nguyên nhân không phải do RAM, bạn hãy kiểm tra CPU bằng cách tháo tản nhiệt ra và kiểm tra xem đã lắp CPU đúng cách chưa? Việc CPU bị kênh hoặc tiếp xúc không tốt khi lắp đặt cũng sẽ khiến cho hệ thống máy không thể khởi động được. Nếu CPU đã được lắp đúng cách, bạn hãy lắp tản nhiệt vào lại và chắc chắn đã cắm dây điện cho quạt của tản nhiệt.

Tản nhiệt không gắn sát hoặc quạt không quay cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi. Nếu kiểm tra thấy quạt không quay, bạn hãy nghĩ tới phương án thay một chiếc quạt khác hoặc thay hẳn một bộ tản nhiệt khác để đảm bảo CPU hoạt động ổn định hơn.

Kiểm tra CPU để xem lỗi xuất phát từ đâu?

Bước 4: Hệ thống có phát ra những tiếng “bíp” hay không?

Nếu bạn nghe những tiếp "bíp" ngắn liên tục, bạn nên kiểm tra các vấn đề liên quan tới RAM hoặc card đồ họa. Nếu không có những tiếng "Bíp", hệ thống vẫn chạy, chỉ là màn hình không có tín hiệu thì hãy kiểm tra Bios và đưa nó về mặc định.

Bước 5: Test hệ thống bên ngoài case máy tính

Nếu hệ thống hoạt động bình thường khi đặt bên ngoài thùng máy thì điều đó có nghĩa là thùng máy của bạn đã gây nên chạm mát với mainboard hoặc các thiết bị khác. Bạn hãy kiểm tra lại các chỗ tiếp xúc giữa các thiết bị với thùng máy xem có khả năng bị chạm mát ở đâu đó hay không hoặc có con ốc đỡ mainboard nào cao hơn các con khác hay không để xử lý kịp thời.

Bước 6: Xác định lỗi do CPU hay mainboard?

Nếu đã thực hiện tất cả các bước trên mà vẫn không giải quyết được tình trạng, bạn hãy thay một CPU khác đang hoạt động tốt để kiểm tra. Nếu hệ thống hoạt động tốt, có nghĩa là CPU của bạn có vấn đề, hãy thay mới ngay lập tức. Còn nếu hệ thống vẫn không thể cải thiện, chắc chắn mainboard của bạn đã bị hỏng.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.38602 sec| 2515.688 kb