CÁCH XỬ LÝ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP CỦA THẺ NH


 
Thẻ nhớ đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của các tín đồ công nghệ. Thông dụng nhất là các điện thoại di động đa phương tiện, máy ảnh KTS, máy nghe nhạc... với đủ các chủng loại thẻ như SD, SDHC, MMC, MMS... Đi theo đó là vô vàn các trục trặc và bực bội với thiết bị nhỏ bé này. Qua bài viết dưới đây, S24h sẽ chia sẻ với bạn cách xử lý các lỗi thường gặp của thẻ nhớ hiệu quả trước khi phải mua 1 chiếc thẻ mới.

Các lỗi thường gặp của thẻ nhớ và cách khắc phục

1. Hãy sử dụng thẻ nhớ dung lượng thấp hơn

Giá thẻ nhớ hiện nay khá rẻ, chỉ khoảng 200 ngàn là bạn đã có thể sở hữu 1 chiếc thẻ từ 2GB trở lên. Nhưng sử dụng thẻ nhớ dung lượng cao lại làm cho thiết bị sử dụng nó chạy chậm đi. Bạn phải chờ khá lâu, thậm chí treo máy luôn mỗi khi khởi động bất kỳ một ứng dụng nào đó. Cách duy nhất là tắt nguồn rồi khởi động lại, nếu không thể tắt máy, bạn buộc phải tháo pin ra rồi lắp lại.

Sử dụng thẻ nhớ có dung lượng cao, bạn nên lưu ý sự tương thích giữa dung lượng thẻ và khả năng chấp nhận của máy. Bạn cần tìm hiểu xem ĐT của bạn hỗ trợ thẻ nhớ dung lượng tối đa là bao nhiêu để mua thẻ cho phù hợp. Nếu không, máy cứ bị treo nhiều lần, hoặc bạn cứ rút pin ra liên tục lúc treo máy sẽ dẫn tới hỏng hóc về phần mềm, thậm chí cả phần cứng của thiết bị. 

2. Lỗi corrupted

Lỗi corrupted là một trong những lỗi thường gặp trên thẻ nhớ, nếu bạn thấy thông báo này, có nghĩa là ứng dụng nào đó trên thẻ của bạn đã bị lỗi, hay phần giao tiếp giữa thẻ và máy có vấn đề.
 
Xử lý: Format trên máy tính. Chép thử file data, phim, ảnh trên máy tính vào thẻ (nhiều nhiều chút 2-3 Gb). Safely Remove thẻ, cắm vào lại xem máy tính có nhận đủ file không.
Lưu ý: mở file ảnh hoặc phim lên coi thử xem có dùng được không, vì một số trường hợp thẻ vẫn thấy file, đủ dung lượng nhưng mở file thì không được.
 
Nếu thẻ vẫn bị tình trạng cũ thì phải nhờ đến phần mềm MMC Medic, HP USB Format Tool.
Còn nếu hỏng phần giao tiếp máy, bạn đành phải nhờ đến các bác thợ chuyên nghiệp vậy. Bạn cũng có thể tự sửa chữa nó, nhưng khuyến cáo là không nên nếu bạn không có kinh nghiệm sửa chữa phần cứng, khéo tay cũng như sự tự tin. 

3. Lỗi App Close

Lỗi này cũng ở thẻ nhớ. Do sau khi xóa bỏ một chương trình nhưng một số file rác cài đặt còn nằm lại đâu đó. Lỗi này hay gặp ở máy có sử dụng Hệ điều hành(HĐH), hoặc hỗ trợ Java. Bạn truy cập vào theo đường dẫn: C:\system\bootdata, thấy file Firstboot.dat thì lập tức chọn và xóa nó đi rồi tắt máy và tháo thẻ ra, khởi động lại máy. Thêm một lần tắt máy nữa. Lần này thì cho thẻ vào lại và khởi động máy.
 
Cách khác với máy không có HĐH là bạn cho nó vào cardreader và cắm vào máy tính, sử dụng công cụ search của Windows chọn thẻ nhớ của bạn và click chọn như hình sau:

Các lỗi thường gặp của thẻ nhớ và cách khắc phục

Nhập vào mục All or part of the file name như sau: ~*.*. Chờ khi Windows search xong, bạn chọn xóa tất cả các file vừa tìm được.

Bạn yên tâm vì tất cả các file vừa tìm được đều là file rác và file tạm mà thôi. Nó là do Aplication trong quá trình hoạt động, hoặc do virus tạo ra.


Nếu tình hình không biến chuyển, bạn đành phải hi sinh các dữ liệu của mình bằng lệnh Format. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể format thẻ trên ĐTDĐ. Bạn có thể chuyển qua format trên máy tính bằng phần mềm phần mềm MMC Medic, HP USB Format Tool nói trên hoặc PM nào mà bạn có sẵn. Trong nhiều trường hợp, 2 PM này sửa chữa thẻ nhớ rất tốt. Sau khi format trên máy tính, bạn cho vào ĐT format 1 lần nữa nếu máy báo Incorrect System file. Máy SE của chúng ta rất hay gặp hiện tượng này. Đôi khi còn đòi bạn phải có mã khóa để format. Để làm điều này, bạn hãy tìm các hướng dẫn trên SE-Cafe của chúng ta nếu như bạn không biết mã khóa hoặc đã quên mất tiêu nó . Hoặc bạn cũng có thể thử mã mặc định của SE là 0000.

4. Lỗi Out Of Memory

Thông báo này có nghĩa là bạn đã sử dụng hết bộ nhớ của máy mặc dù thẻ của bạn vẫn còn dư dả khá nhiều. Đây là trường hợp rất dễ xảy với các máy có nhiều chức năng giải trí như chơi game xem phim, nghe nhạc, chụp ảnh... Nguyên nhân là do bộ nhớ của máy đã đầy nên khi nhận thẻ nhớ, máy sẽ không kịp đọc được một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đặc biệt là đối với các game thủ hay chơi game, hoặc các bạn hãy cài và thay đổi các ứng dụng. Trong quá trình cài đặt và gỡ bỏ game, ứng dụng, máy sẽ ngày càng tích trữ lượng file rác khổng lồ chiếm hết bộ nhớ. Bạn hãy xóa bớt file rác như hướng dẫn ở mục 3, nếu vẫn chưa được thì tốt nhất bạn nên xóa bớt một số chương trình không cần thiết trong bộ nhớ của máy, chắc chắn lúc này máy sẽ nhận thẻ.

5. Nhiễm virus

Nếu bạn thấy máy có biểu hiện hay bị treo, báo lỗi chương trình, có khả năng máy bạn đã bị nhiễm virus. Khi bị nhiễm virus, ngoài một số hiện tượng như trên, một vài virus còn có thể khóa thẻ nhớ khiến máy không thể đọc nội dung, thậm chí không cả nhận thẻ. Khi cắm thẻ vào máy tính, nếu kiểm tra dung lượng thẻ nhớ, bạn sẽ thấy một nghịch lý: thẻ nhớ còn trống nhưng bạn không thể đọc hay chép dữ liệu, click vào Properties, bạn thấy dung lượng thẻ bỗng tăng lên 1 cách khủng khiếp hàng trăm GB.

Bạn hãy bình tĩnh, cắm Cable USB ĐT vào máy tính, chọn chế độ kết nối là ĐT, quét cả thẻ nhớ lẫn bộ nhớ trong ĐT luôn. Có rất nhiều chương trình diệt virus miễn phí cực tốt để bạn sử dụng.

6. Hãy sử dụng công cụ Defragment của Windows
 
Nếu thẻ nhớ của bạn đã sử dụng khá lâu, khoảng trên 6 tháng và có dung lượng trên 2GB, bạn hãy sử dụng công cụ trên để dọn dẹp thẻ nhớ của bạn.

Nó vốn là công cụ chống phân mảnh ổ đĩa của Windows, và áp dụng khá tốt cho thẻ nhớ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn hay sao chép dữ liệu, cài đặt, gỡ bỏ ứng dụng, game trên thẻ. Tốt nhất là mỗi 6 tháng, bạn Defragment thẻ 1 lần. Điều này sẽ làm cho thẻ nhớ của bạn chạy mượt mà hơn.

Defragment của Windows:

cách khắc phục các lỗi thường gặp trên thẻ nhớ

7. Các rắc rối khác

Bạn không thể sử dụng thẻ của mình trên máy của người khác, hoặc máy của bạn thì thẻ rất chập chờn, lúc được lúc không.

cách khắc phục các lỗi thường gặp trên thẻ nhớ
Nếu thẻ của bạn như trên thì bạn hãy an tâm. 90% là do tiếp xúc thẻ bị oxi hóa hoặc bị bám bẩn. Bạn hãy vệ sinh cho nó bằng xăng công nghiệp có bán tại các cửa hàng hóa chất.

Trên đây là cách khắc phục một số lỗi thường gặp trên thẻ nhớ.  Hi vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ tìm ra được các biện pháp khác để sử dụng thẻ nhớ của mình hiệu quả và lâu bền nhất.
 
Chúc bạn thành công! 

Các lỗi thường gặp của thẻ nhớ và cách khắc phục

24/09/2015 - Thủ Thuật
Bạn không thể sử dụng thẻ của mình trên máy của người khác, hoặc máy của bạn thì thẻ rất chập chờn, lúc được lúc không? Qua bài viết này, S24h sẽ chia sẻ với bạn cách xử lý các lỗi thường gặp của thẻ nhớ hiệu quả trước khi phải mua 1 chiếc thẻ mới.

CÁCH XỬ LÝ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP CỦA THẺ NH


 
Thẻ nhớ đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của các tín đồ công nghệ. Thông dụng nhất là các điện thoại di động đa phương tiện, máy ảnh KTS, máy nghe nhạc... với đủ các chủng loại thẻ như SD, SDHC, MMC, MMS... Đi theo đó là vô vàn các trục trặc và bực bội với thiết bị nhỏ bé này. Qua bài viết dưới đây, S24h sẽ chia sẻ với bạn cách xử lý các lỗi thường gặp của thẻ nhớ hiệu quả trước khi phải mua 1 chiếc thẻ mới.

Các lỗi thường gặp của thẻ nhớ và cách khắc phục

1. Hãy sử dụng thẻ nhớ dung lượng thấp hơn

Giá thẻ nhớ hiện nay khá rẻ, chỉ khoảng 200 ngàn là bạn đã có thể sở hữu 1 chiếc thẻ từ 2GB trở lên. Nhưng sử dụng thẻ nhớ dung lượng cao lại làm cho thiết bị sử dụng nó chạy chậm đi. Bạn phải chờ khá lâu, thậm chí treo máy luôn mỗi khi khởi động bất kỳ một ứng dụng nào đó. Cách duy nhất là tắt nguồn rồi khởi động lại, nếu không thể tắt máy, bạn buộc phải tháo pin ra rồi lắp lại.

Sử dụng thẻ nhớ có dung lượng cao, bạn nên lưu ý sự tương thích giữa dung lượng thẻ và khả năng chấp nhận của máy. Bạn cần tìm hiểu xem ĐT của bạn hỗ trợ thẻ nhớ dung lượng tối đa là bao nhiêu để mua thẻ cho phù hợp. Nếu không, máy cứ bị treo nhiều lần, hoặc bạn cứ rút pin ra liên tục lúc treo máy sẽ dẫn tới hỏng hóc về phần mềm, thậm chí cả phần cứng của thiết bị. 

2. Lỗi corrupted

Lỗi corrupted là một trong những lỗi thường gặp trên thẻ nhớ, nếu bạn thấy thông báo này, có nghĩa là ứng dụng nào đó trên thẻ của bạn đã bị lỗi, hay phần giao tiếp giữa thẻ và máy có vấn đề.
 
Xử lý: Format trên máy tính. Chép thử file data, phim, ảnh trên máy tính vào thẻ (nhiều nhiều chút 2-3 Gb). Safely Remove thẻ, cắm vào lại xem máy tính có nhận đủ file không.
Lưu ý: mở file ảnh hoặc phim lên coi thử xem có dùng được không, vì một số trường hợp thẻ vẫn thấy file, đủ dung lượng nhưng mở file thì không được.
 
Nếu thẻ vẫn bị tình trạng cũ thì phải nhờ đến phần mềm MMC Medic, HP USB Format Tool.
Còn nếu hỏng phần giao tiếp máy, bạn đành phải nhờ đến các bác thợ chuyên nghiệp vậy. Bạn cũng có thể tự sửa chữa nó, nhưng khuyến cáo là không nên nếu bạn không có kinh nghiệm sửa chữa phần cứng, khéo tay cũng như sự tự tin. 

3. Lỗi App Close

Lỗi này cũng ở thẻ nhớ. Do sau khi xóa bỏ một chương trình nhưng một số file rác cài đặt còn nằm lại đâu đó. Lỗi này hay gặp ở máy có sử dụng Hệ điều hành(HĐH), hoặc hỗ trợ Java. Bạn truy cập vào theo đường dẫn: C:\system\bootdata, thấy file Firstboot.dat thì lập tức chọn và xóa nó đi rồi tắt máy và tháo thẻ ra, khởi động lại máy. Thêm một lần tắt máy nữa. Lần này thì cho thẻ vào lại và khởi động máy.
 
Cách khác với máy không có HĐH là bạn cho nó vào cardreader và cắm vào máy tính, sử dụng công cụ search của Windows chọn thẻ nhớ của bạn và click chọn như hình sau:

Các lỗi thường gặp của thẻ nhớ và cách khắc phục

Nhập vào mục All or part of the file name như sau: ~*.*. Chờ khi Windows search xong, bạn chọn xóa tất cả các file vừa tìm được.

Bạn yên tâm vì tất cả các file vừa tìm được đều là file rác và file tạm mà thôi. Nó là do Aplication trong quá trình hoạt động, hoặc do virus tạo ra.


Nếu tình hình không biến chuyển, bạn đành phải hi sinh các dữ liệu của mình bằng lệnh Format. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể format thẻ trên ĐTDĐ. Bạn có thể chuyển qua format trên máy tính bằng phần mềm phần mềm MMC Medic, HP USB Format Tool nói trên hoặc PM nào mà bạn có sẵn. Trong nhiều trường hợp, 2 PM này sửa chữa thẻ nhớ rất tốt. Sau khi format trên máy tính, bạn cho vào ĐT format 1 lần nữa nếu máy báo Incorrect System file. Máy SE của chúng ta rất hay gặp hiện tượng này. Đôi khi còn đòi bạn phải có mã khóa để format. Để làm điều này, bạn hãy tìm các hướng dẫn trên SE-Cafe của chúng ta nếu như bạn không biết mã khóa hoặc đã quên mất tiêu nó . Hoặc bạn cũng có thể thử mã mặc định của SE là 0000.

4. Lỗi Out Of Memory

Thông báo này có nghĩa là bạn đã sử dụng hết bộ nhớ của máy mặc dù thẻ của bạn vẫn còn dư dả khá nhiều. Đây là trường hợp rất dễ xảy với các máy có nhiều chức năng giải trí như chơi game xem phim, nghe nhạc, chụp ảnh... Nguyên nhân là do bộ nhớ của máy đã đầy nên khi nhận thẻ nhớ, máy sẽ không kịp đọc được một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đặc biệt là đối với các game thủ hay chơi game, hoặc các bạn hãy cài và thay đổi các ứng dụng. Trong quá trình cài đặt và gỡ bỏ game, ứng dụng, máy sẽ ngày càng tích trữ lượng file rác khổng lồ chiếm hết bộ nhớ. Bạn hãy xóa bớt file rác như hướng dẫn ở mục 3, nếu vẫn chưa được thì tốt nhất bạn nên xóa bớt một số chương trình không cần thiết trong bộ nhớ của máy, chắc chắn lúc này máy sẽ nhận thẻ.

5. Nhiễm virus

Nếu bạn thấy máy có biểu hiện hay bị treo, báo lỗi chương trình, có khả năng máy bạn đã bị nhiễm virus. Khi bị nhiễm virus, ngoài một số hiện tượng như trên, một vài virus còn có thể khóa thẻ nhớ khiến máy không thể đọc nội dung, thậm chí không cả nhận thẻ. Khi cắm thẻ vào máy tính, nếu kiểm tra dung lượng thẻ nhớ, bạn sẽ thấy một nghịch lý: thẻ nhớ còn trống nhưng bạn không thể đọc hay chép dữ liệu, click vào Properties, bạn thấy dung lượng thẻ bỗng tăng lên 1 cách khủng khiếp hàng trăm GB.

Bạn hãy bình tĩnh, cắm Cable USB ĐT vào máy tính, chọn chế độ kết nối là ĐT, quét cả thẻ nhớ lẫn bộ nhớ trong ĐT luôn. Có rất nhiều chương trình diệt virus miễn phí cực tốt để bạn sử dụng.

6. Hãy sử dụng công cụ Defragment của Windows
 
Nếu thẻ nhớ của bạn đã sử dụng khá lâu, khoảng trên 6 tháng và có dung lượng trên 2GB, bạn hãy sử dụng công cụ trên để dọn dẹp thẻ nhớ của bạn.

Nó vốn là công cụ chống phân mảnh ổ đĩa của Windows, và áp dụng khá tốt cho thẻ nhớ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn hay sao chép dữ liệu, cài đặt, gỡ bỏ ứng dụng, game trên thẻ. Tốt nhất là mỗi 6 tháng, bạn Defragment thẻ 1 lần. Điều này sẽ làm cho thẻ nhớ của bạn chạy mượt mà hơn.

Defragment của Windows:

cách khắc phục các lỗi thường gặp trên thẻ nhớ

7. Các rắc rối khác

Bạn không thể sử dụng thẻ của mình trên máy của người khác, hoặc máy của bạn thì thẻ rất chập chờn, lúc được lúc không.

cách khắc phục các lỗi thường gặp trên thẻ nhớ
Nếu thẻ của bạn như trên thì bạn hãy an tâm. 90% là do tiếp xúc thẻ bị oxi hóa hoặc bị bám bẩn. Bạn hãy vệ sinh cho nó bằng xăng công nghiệp có bán tại các cửa hàng hóa chất.

Trên đây là cách khắc phục một số lỗi thường gặp trên thẻ nhớ.  Hi vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ tìm ra được các biện pháp khác để sử dụng thẻ nhớ của mình hiệu quả và lâu bền nhất.
 
Chúc bạn thành công! 

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.26056 sec| 2518.891 kb