Rào cản với việc nâng cấp phần cứng laptop

17/10/2014 - Thủ Thuật
Ngay cả trường hợp bạn có thể mở chiếc laptop ra dễ dàng thì cũng không đơn giản để nâng cấp nó vì các linh kiện kết nối với nhau rất chặt chẽ

RÀO CẢN VỚI VIỆC NÂNG CẤP PHẦN CỨNG LAPTOP

 

Trước khi quyết định nâng cấp cho chiếc laptop của mình bạn nên tham khảo một số vấn đề có thể là rào cản để bạn nâng cấp thiết bị của mình:

1. Rào cản với việc nâng cấp phần cứng laptop về thiết kế 

Nhiều laptop thiết kế không phải để bạn có thể dễ dàng mở ra. Microsoft Surface Pro 2 là một ví dụ, bạn phải dùng một chiếc máy sấy để làm tan lớp keo kết dính xung quanh màn hình trước khi mở nó ra. Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã mở nó ra, bạn sẽ thấy rằng bên trong là một rừng các linh kiện rất nhỏ được kết nối với nhau khá chặt chẽ, ngay cả thỏi pin cũng không dễ để thay thế. Macbook Pro của Apple là một ví dụ điển hình khác, về lý thuyết thì vẫn có thể dùng một chiếc tuốc nơ vít chuyên dùng để tháo chiếc laptop này ra nhưng bạn sẽ ngay lập tức từ bò ý định tự tay nâng cấp sản phẩm này vì các linh kiện bên trong quá phức tạp.

Trong những trường hợp như thế này các chuyên gia khuyên bạn nên đem laptop của mình đến các trung tâm uy tín để họ tháo lắp và nâng cấp (nếu được) theo đúng quy trình, tránh gây ra những hỏng hóc không đáng có.

2. Rào cản với việc nâng cấp phần cứng laptop với trường hợp laptop có thể mở ra dễ dàng, việc nâng cấp cũng không hề đơn giản

 Rào cản với việc nâng cấp phần cứng laptop

Ngay cả trường hợp bạn có thể mở chiếc laptop ra dễ dàng thì cũng không đơn giản để nâng cấp nó vì các linh kiện kết nối với nhau rất chặt chẽ. Bạn phải loại bỏ nhiều thành phần trước khi tháo được chi tiết cần thay thế. Ví dụ, trong trường hợp Surface Pro 2, Microsoft đã dùng đến 90 con ốc bên trong thiết bị.

3. Các thành phần của laptop được hàn lại với nhau

Trường hợp Macbook, CPU, GPU và RAM được hàn dính trên bo mạch chủ, bạn không thể thay thế chỉ một chi tiết nhỏ khi nó đã liên kết trong một tổng thể như thế này. Còn thay bo mạch chủ sao? Đó không phải là một ý kiến hay vì chi phí rất cao và chưa chắc gì bạn tìm được bo mạch chính hãng để thay vào.

4. Bảo hành

Những chiếc laptop thường được gắn tem bảo hành tại những vị trí hết sức "nhạy cảm" như giữa khe tiếp giáp của hai bộ phận hoặc ngay vị trí vặn ốc vít. Kết quả là nhà sản xuất trong một số trường hợp sẽ từ chối bảo hành cho sản phẩm vì bạn đã làm rách hoặc hỏng con tem lúc tháo laptop ra.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.51516 sec| 2490.797 kb