Việc chọn phát triển những thứ có thể sớm thương mại hóa, không chú trọng đầu tư chiến lược dài hạn đang vô hình khiến công nghệ AI không thể đột phá ở thị trường Trung Quốc.
Khi ChatGPT của OpenAI gây sốt cuối năm ngoái, một bài đăng trên mạng xã hội Trung Quốc nhanh chóng lan truyền. Bài viết này ví von: "Khi một đứa trẻ hàng xóm khoe thành tích học tập nổi bật, bạn khen bé thông minh. Bạn cũng có một đứa trẻ thông minh, nhưng thay vì tập trung hỗ trợ trau dồi kỹ năng học tập, bạn lại yêu cầu nó kiếm tiền nhanh bằng công việc chân tay".
Mặc dù nhận được nguồn hỗ trợ tài chính dồi dào từ nhà nước nhưng Bắc Kinh vẫn không thể đánh bại Washington trong việc tạo ra chatbot AI tiên tiến như ChatGPT.
Năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc tuyên bố có 21 mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được tạo ra và ngang hàng với Mỹ. Nhưng sau khi ChatGPT ra mắt đã bộ lộ điểm yếu của 21 mô hình ngôn ngữ này.
“Chat GPT cho thấy mức độ hiểu biết về AI của Trung Quốc chậm hơn so với ApenAI”, người sáng lập công ty an ninh mạng 360 Security Technology, Zhou Hongyi nói.
Việc thiếu kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật, hạn chế xuất khẩu của Mỹ về chip AI sẽ cản trở sự phát triển của một số sản phẩm tương đương ChatGPT ở Trung Quốc.
"Sự phát triển AI của Trung Quốc có thể bị nghẽn bởi các hạn chế của Mỹ. Nút thắt cổ chai này khó giải quyết nếu Trung Quốc không tăng khả năng cung cấp phần cứng", Phelix Lee, nhà phân tích của Morningstar Asia nhấn mạnh.
Theo các nhà phân tích, Trung Quốc khó có thể gia nhập vào đường đua AI trong thời gian ngắn. Cho dù đất nước này đang cố gắng ra mắt mô hình tương tự ChatGPT.
Sản phẩm duy nhất của Trung Quốc được so sánh với ChatGPT hiện tại là Ernie Bot. Nhưng sau khi ra mắt, Ernie Bot lại bị đánh giá bị tụt hậu xa so với ChatGPT. CEO Baidu Robin Li Yanhong cũng thừa nhận, AI của mình "không phải là công cụ để Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ".
Việc chọn phát triển những thứ có thể sớm thương mại hóa, không chú trọng đầu tư chiến lược dài hạn đang vô hình khiến công nghệ AI không thể đột phá ở thị trường Trung Quốc.
Khi ChatGPT của OpenAI gây sốt cuối năm ngoái, một bài đăng trên mạng xã hội Trung Quốc nhanh chóng lan truyền. Bài viết này ví von: "Khi một đứa trẻ hàng xóm khoe thành tích học tập nổi bật, bạn khen bé thông minh. Bạn cũng có một đứa trẻ thông minh, nhưng thay vì tập trung hỗ trợ trau dồi kỹ năng học tập, bạn lại yêu cầu nó kiếm tiền nhanh bằng công việc chân tay".
Mặc dù nhận được nguồn hỗ trợ tài chính dồi dào từ nhà nước nhưng Bắc Kinh vẫn không thể đánh bại Washington trong việc tạo ra chatbot AI tiên tiến như ChatGPT.
Năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc tuyên bố có 21 mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được tạo ra và ngang hàng với Mỹ. Nhưng sau khi ChatGPT ra mắt đã bộ lộ điểm yếu của 21 mô hình ngôn ngữ này.
“Chat GPT cho thấy mức độ hiểu biết về AI của Trung Quốc chậm hơn so với ApenAI”, người sáng lập công ty an ninh mạng 360 Security Technology, Zhou Hongyi nói.
Việc thiếu kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật, hạn chế xuất khẩu của Mỹ về chip AI sẽ cản trở sự phát triển của một số sản phẩm tương đương ChatGPT ở Trung Quốc.
"Sự phát triển AI của Trung Quốc có thể bị nghẽn bởi các hạn chế của Mỹ. Nút thắt cổ chai này khó giải quyết nếu Trung Quốc không tăng khả năng cung cấp phần cứng", Phelix Lee, nhà phân tích của Morningstar Asia nhấn mạnh.
Theo các nhà phân tích, Trung Quốc khó có thể gia nhập vào đường đua AI trong thời gian ngắn. Cho dù đất nước này đang cố gắng ra mắt mô hình tương tự ChatGPT.
Sản phẩm duy nhất của Trung Quốc được so sánh với ChatGPT hiện tại là Ernie Bot. Nhưng sau khi ra mắt, Ernie Bot lại bị đánh giá bị tụt hậu xa so với ChatGPT. CEO Baidu Robin Li Yanhong cũng thừa nhận, AI của mình "không phải là công cụ để Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ".
Tin hot
Đặt lịch