Một quan chức chính phủ Đức cho biết, Bộ Nội vụ nước này đã thiết kế một cách tiếp cận để tránh gây gián đoạn quá mức khi nhà mạng loại bỏ mọi thành phần quan trọng của các nhà sản xuất Trung Quốc trong mạng lõi 5G đến năm 2026.
Theo khảo sát của hãng tư vấn viễn thông Strand Consult, Huawei hiện chiếm 59% mạng 5G RAN của Đức.
Nhiều hãng viễn thông như Deutsche Telekom và Vodafone được cho là nên giảm tỷ lệ linh kiện Trung Quốc trong mạng RAN trước ngày 1/10/2026 xuống tối đa 25%.
Tại những khu vực đặc biệt nhạy cảm như thủ đô Berlin, nơi đặt chính phủ liên bang, công nghệ Trung Quốc không nên được sử dụng, Reuters trích lời quan chức giấu tên.
Đức được xem là nước đi sau trong triển khai bộ công cụ giải pháp bảo mật của EU đối với mạng 5G.
Các biện pháp được nhất trí ba năm trước nhằm ngăn chặn việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của những nhà sản xuất mà khối cân nhắc là “rủi ro cao”, bao gồm Huawei và ZTE vì lo ngại nguy cơ phá hoại hay gián điệp.
Hai công ty Trung Quốc phủ nhận thiết bị của họ đe dọa rủi ro.
Trong một diễn biến khác, cơ quan quản lý viễn thông Bồ Đào Nha cho biết đang làm việc với nhiều hãng viễn thông để áp dụng giải pháp cấp cao, về cơ bản cấm thiết bị Trung Quốc trong mạng di động 5G.
Ba nhà mạng lớn của Bồ Đào Nha - Altice, NOS và Vodafone - đều nói sẽ không dùng thiết bị Huawei trong mạng lõi 5G.
Một quan chức chính phủ Đức cho biết, Bộ Nội vụ nước này đã thiết kế một cách tiếp cận để tránh gây gián đoạn quá mức khi nhà mạng loại bỏ mọi thành phần quan trọng của các nhà sản xuất Trung Quốc trong mạng lõi 5G đến năm 2026.
Theo khảo sát của hãng tư vấn viễn thông Strand Consult, Huawei hiện chiếm 59% mạng 5G RAN của Đức.
Nhiều hãng viễn thông như Deutsche Telekom và Vodafone được cho là nên giảm tỷ lệ linh kiện Trung Quốc trong mạng RAN trước ngày 1/10/2026 xuống tối đa 25%.
Tại những khu vực đặc biệt nhạy cảm như thủ đô Berlin, nơi đặt chính phủ liên bang, công nghệ Trung Quốc không nên được sử dụng, Reuters trích lời quan chức giấu tên.
Đức được xem là nước đi sau trong triển khai bộ công cụ giải pháp bảo mật của EU đối với mạng 5G.
Các biện pháp được nhất trí ba năm trước nhằm ngăn chặn việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của những nhà sản xuất mà khối cân nhắc là “rủi ro cao”, bao gồm Huawei và ZTE vì lo ngại nguy cơ phá hoại hay gián điệp.
Hai công ty Trung Quốc phủ nhận thiết bị của họ đe dọa rủi ro.
Trong một diễn biến khác, cơ quan quản lý viễn thông Bồ Đào Nha cho biết đang làm việc với nhiều hãng viễn thông để áp dụng giải pháp cấp cao, về cơ bản cấm thiết bị Trung Quốc trong mạng di động 5G.
Ba nhà mạng lớn của Bồ Đào Nha - Altice, NOS và Vodafone - đều nói sẽ không dùng thiết bị Huawei trong mạng lõi 5G.
Tin hot
Đặt lịch