Dự án này của Google có tên gọi Taara và được phát triển bởi X - phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo trực thuộc Alphabet.

Giám đốc dự án Taara Krishnaswamt cho biết, đây là dự án được khởi xướng từ năm 2016 sau khi nỗ lực mở rộng vùng truy cập Internet đến những vùng hẻo lánh bằng khinh khí cầu bay ở tầng bình lưu thất bại.

Google thử nghiệm truyền Internet bằng laser (Ảnh: Sưu tầm)

Được biết, nguyên nhân dẫn đến thất bại trong quá trình mở rộng này là do chi phí quá cao. Công ty mẹ của Google không đủ khả năng để chi trả.

Taara cùng đối tác Bharti Airtel, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet lớn nhất Ấn Độ nói rằng, họ đang tiến tới triển khai quy mô lớn dịch vụ Internet mới sử dụng công nghệ chiếu leser ở Ấn Độ.

Đến nay, dự án của Alphabet đã hỗ trợ cung cấp dịch vụ Internet ở 13 quốc gia, bao gồm Australia, Kenya, Fiji,...

Thiết bị phát mạng của Taara có kích thước gần bằng những cây đèn giao thông, chiếu tia laser mang theo dữ liệu giống như Internet cáp quang nhưng không cần dây cáp.

Đối với việc lắp đặt cơ sở hạ tầng “tiếp sóng” liên lạc ở những khu vực khó tiếp cận sẽ do các đối tác của công ty mẹ Google chịu trách nhiệm.

Giám đốc công nghệ Bharti Airtel, Randeep Sekhon cho rằng, nhờ vào việc giảm chi phí so với cáp quang truyền thống, dự án Taara sẽ mang đến dịch vụ Internet nhanh hơn ngay tại các quốc gia đã phát triển.

Để phát triển được dự án này, X đóng vai trò rất quan trọng. Đây là bộ phận nghiên cứu của Alphabet, còn có tên là “Moonshot Factory” - nơi đảm nhận những dự án chỉ có trong khoa học viễn tưởng.

Đồng thời, bộ phận X cũng là vườn ươm tạo ra startup xe tự hành Waymo, dịch vụ chuyển phát bằng máy bay không người lái Wing và công ty khởi nghiệp công nghệ y tế Verily Life Science.

Google thử nghiệm truyền Internet bằng laser

27/06/2023 - Tin công nghệ
Theo Reuters, công ty mẹ của Google đang tiến hành thử nghiệm mở rộng vùng truy cập Internet bằng công nghệ chiếu tia laser.

Dự án này của Google có tên gọi Taara và được phát triển bởi X - phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo trực thuộc Alphabet.

Giám đốc dự án Taara Krishnaswamt cho biết, đây là dự án được khởi xướng từ năm 2016 sau khi nỗ lực mở rộng vùng truy cập Internet đến những vùng hẻo lánh bằng khinh khí cầu bay ở tầng bình lưu thất bại.

Google thử nghiệm truyền Internet bằng laser (Ảnh: Sưu tầm)

Được biết, nguyên nhân dẫn đến thất bại trong quá trình mở rộng này là do chi phí quá cao. Công ty mẹ của Google không đủ khả năng để chi trả.

Taara cùng đối tác Bharti Airtel, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet lớn nhất Ấn Độ nói rằng, họ đang tiến tới triển khai quy mô lớn dịch vụ Internet mới sử dụng công nghệ chiếu leser ở Ấn Độ.

Đến nay, dự án của Alphabet đã hỗ trợ cung cấp dịch vụ Internet ở 13 quốc gia, bao gồm Australia, Kenya, Fiji,...

Thiết bị phát mạng của Taara có kích thước gần bằng những cây đèn giao thông, chiếu tia laser mang theo dữ liệu giống như Internet cáp quang nhưng không cần dây cáp.

Đối với việc lắp đặt cơ sở hạ tầng “tiếp sóng” liên lạc ở những khu vực khó tiếp cận sẽ do các đối tác của công ty mẹ Google chịu trách nhiệm.

Giám đốc công nghệ Bharti Airtel, Randeep Sekhon cho rằng, nhờ vào việc giảm chi phí so với cáp quang truyền thống, dự án Taara sẽ mang đến dịch vụ Internet nhanh hơn ngay tại các quốc gia đã phát triển.

Để phát triển được dự án này, X đóng vai trò rất quan trọng. Đây là bộ phận nghiên cứu của Alphabet, còn có tên là “Moonshot Factory” - nơi đảm nhận những dự án chỉ có trong khoa học viễn tưởng.

Đồng thời, bộ phận X cũng là vườn ươm tạo ra startup xe tự hành Waymo, dịch vụ chuyển phát bằng máy bay không người lái Wing và công ty khởi nghiệp công nghệ y tế Verily Life Science.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.66242 sec| 2497.102 kb