Máy tính có thể bị theo dõi qua bức xạ HDMI
Nhóm nghiên cứu từ Uruguay đã phát hiện có thể chặn bức xạ điện từ của cáp HDMI và dùng AI để giải mã video. Theo bài báo, có thể đào tạo AI để diễn giải các biến động nhỏ trong năng lượng điện từ của tín hiệu HDMI.
Dù chuẩn HDMI thường được mã hóa kỹ thuật số nhưng điện từ phát ra vẫn đủ để phát hiện mà không cần truy cập trực tiếp. Khi kết hợp mô hình AI với phần mềm nhận dạng văn bản, các nhà nghiên cứu có thể "đọc" bức xạ điện từ với độ chính xác đến 70%.
Con số này đủ để đánh cắp mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác. Hacker có thể lợi dụng kỹ thuật này để thực hiện từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp máy tính mục tiêu, thậm chí từ bên ngoài tòa nhà trong điều kiện lý tưởng.
AI có thể “đọc” dữ liệu bức xạ điện từ chính xác đến 70%
Thu thập tín hiệu điện từ để giám sát không phải là ý tưởng mới. Đây là một lỗ hổng gọi là TEMPEST xuất phát từ hoạt động gián điệp từ Thế chiến II. Tuy nhiên, phương pháp tấn công với AI mà các nhà nghiên cứu gọi là "Deep-TEMPEST" mở ra nhiều mối lo ngại hơn.
Tin vui là, do tính phức tạp của kỹ thuật và cần phải ở gần hệ thống mục tiêu nên các nhà nghiên cứu cho biết kỹ thuật này khó ảnh hưởng đến người dùng thông thường. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ hay công ty lớn có dữ liệu quan trọng cần cảnh giác và cần cân nhắc bảo vệ chống bức xạ điện từ, đặc biệt đối với nhân viên làm việc tại nhà.
(Theo PCworld)
Máy tính có thể bị theo dõi qua bức xạ HDMI
Nhóm nghiên cứu từ Uruguay đã phát hiện có thể chặn bức xạ điện từ của cáp HDMI và dùng AI để giải mã video. Theo bài báo, có thể đào tạo AI để diễn giải các biến động nhỏ trong năng lượng điện từ của tín hiệu HDMI.
Dù chuẩn HDMI thường được mã hóa kỹ thuật số nhưng điện từ phát ra vẫn đủ để phát hiện mà không cần truy cập trực tiếp. Khi kết hợp mô hình AI với phần mềm nhận dạng văn bản, các nhà nghiên cứu có thể "đọc" bức xạ điện từ với độ chính xác đến 70%.
Con số này đủ để đánh cắp mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác. Hacker có thể lợi dụng kỹ thuật này để thực hiện từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp máy tính mục tiêu, thậm chí từ bên ngoài tòa nhà trong điều kiện lý tưởng.
AI có thể “đọc” dữ liệu bức xạ điện từ chính xác đến 70%
Thu thập tín hiệu điện từ để giám sát không phải là ý tưởng mới. Đây là một lỗ hổng gọi là TEMPEST xuất phát từ hoạt động gián điệp từ Thế chiến II. Tuy nhiên, phương pháp tấn công với AI mà các nhà nghiên cứu gọi là "Deep-TEMPEST" mở ra nhiều mối lo ngại hơn.
Tin vui là, do tính phức tạp của kỹ thuật và cần phải ở gần hệ thống mục tiêu nên các nhà nghiên cứu cho biết kỹ thuật này khó ảnh hưởng đến người dùng thông thường. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ hay công ty lớn có dữ liệu quan trọng cần cảnh giác và cần cân nhắc bảo vệ chống bức xạ điện từ, đặc biệt đối với nhân viên làm việc tại nhà.
(Theo PCworld)
Tin hot
Đặt lịch