Tuổi thọ laptop phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có quá trình hoạt động hàng ngày. Để giúp kéo dài thời gian hoạt động của một chiếc laptop, người dùng có thể áp dụng nhiều cách khác nhau, từ cập nhật phần mềm, đặt máy trong môi trường phù hợp, đến vệ sinh thường xuyên và nâng cấp phần cứng.
Sử dụng phụ kiện rời, nâng cấp phần cứng và hệ điều hành
Việc sử dụng bàn phím, chuột, màn hình ngoài, kể cả loại rẻ tiền, cũng giúp hạn chế hao mòn phần cứng có sẵn của laptop. Quan trọng hơn, khi một trong những thành phần này của laptop bị hỏng, bạn vẫn có thể dùng thông qua các phụ kiện rời.
Nếu phải thường xuyên chuyển đổi kết nối, bạn nên trang bị cho laptop một bộ cổng mở rộng (hub). Phụ kiện này giúp hạn chế tình trạng hao mòn các cổng của máy khi phải cắm/rút liên tục. Ngoài ra, hub cũng có thể bổ sung thêm số cổng cần thiết.
Chẳng hạn, nếu bạn đang bị thiếu dung lượng lưu trữ và truy xuất chậm thì việc đổi một ổ đĩa dung lượng lớn, tốc độ nhanh sẽ cải thiện rõ rệt hiệu suất của máy. Bạn cũng có thể sử dụng ổ đĩa gắn ngoài.
Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn loại phù hợp và có tốc độ nhanh, tránh trường hợp mua phải sản phẩm kém chất lượng, khiến máy càng chậm hơn. Ngoài phần cứng, người dùng có thể xem xét nâng cấp hệ điều hành của laptop. Việc sử dụng một hệ điều hành cũ có thể đối mặt với các lỗ hổng bảo mật, chịu rủi ro trước virus, phần mềm độc hại.
Cuối cùng, khi đã dùng laptop trong thời gian đủ lâu, hiệu năng của nó không thể đáp ứng nhu cầu, người dùng có thể xem xét việc chuyển đổi công năng sử dụng. Bạn có thể biến một máy tính xách tay chạy Windows thành Chromebook để sử dụng cho việc học tập.
Vệ sinh phần cứng, dọn dẹp phần mềm
Mặc dù, thường xuyên sử dụng laptop, nhưng hầu hết mọi người đều quên vệ sinh chúng. Đôi khi phải mất một thời gian dài chúng ta mới nhận ra tác hại của việc lười vệ sinh. Người dùng cần bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị của mình.
Hãy làm sạch bề mặt bàn phím, trackpad, lưới loa, bản lề, khe tản nhiệt, các cổng kết nối và đặc biệt là màn hình. Laptop bẩn không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm mà còn tác động xấu đối với tuổi thọ của máy. Bụi bẩn tích tụ trong thời gian dài sẽ khiến cho khả năng tản nhiệt kém hơn.
Bên cạnh việc vệ sinh phần cứng, người dùng cũng cần kiểm tra lại ứng dụng, file, những dịch vụ phần mềm có trong máy. Việc này ít tác động đến tuổi thọ nhưng giúp nâng cao hiệu quả công việc. Tài nguyên hệ thống không bị sử dụng lãng phí, góp phần giảm nhiệt lượng tỏa ra và tiết kiệm pin.
Người dùng nên kiểm tra, gỡ bỏ những phần mềm bên thứ 3 được cài sẵn kèm hệ điều hành (bloatware). Đôi khi chúng vô dụng, chỉ tạo thêm gánh nặng hệ thống và khiến Start Menu lộn xộn, rối rắm.
Tuổi thọ laptop phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có quá trình hoạt động hàng ngày. Để giúp kéo dài thời gian hoạt động của một chiếc laptop, người dùng có thể áp dụng nhiều cách khác nhau, từ cập nhật phần mềm, đặt máy trong môi trường phù hợp, đến vệ sinh thường xuyên và nâng cấp phần cứng.
Sử dụng phụ kiện rời, nâng cấp phần cứng và hệ điều hành
Việc sử dụng bàn phím, chuột, màn hình ngoài, kể cả loại rẻ tiền, cũng giúp hạn chế hao mòn phần cứng có sẵn của laptop. Quan trọng hơn, khi một trong những thành phần này của laptop bị hỏng, bạn vẫn có thể dùng thông qua các phụ kiện rời.
Nếu phải thường xuyên chuyển đổi kết nối, bạn nên trang bị cho laptop một bộ cổng mở rộng (hub). Phụ kiện này giúp hạn chế tình trạng hao mòn các cổng của máy khi phải cắm/rút liên tục. Ngoài ra, hub cũng có thể bổ sung thêm số cổng cần thiết.
Chẳng hạn, nếu bạn đang bị thiếu dung lượng lưu trữ và truy xuất chậm thì việc đổi một ổ đĩa dung lượng lớn, tốc độ nhanh sẽ cải thiện rõ rệt hiệu suất của máy. Bạn cũng có thể sử dụng ổ đĩa gắn ngoài.
Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn loại phù hợp và có tốc độ nhanh, tránh trường hợp mua phải sản phẩm kém chất lượng, khiến máy càng chậm hơn. Ngoài phần cứng, người dùng có thể xem xét nâng cấp hệ điều hành của laptop. Việc sử dụng một hệ điều hành cũ có thể đối mặt với các lỗ hổng bảo mật, chịu rủi ro trước virus, phần mềm độc hại.
Cuối cùng, khi đã dùng laptop trong thời gian đủ lâu, hiệu năng của nó không thể đáp ứng nhu cầu, người dùng có thể xem xét việc chuyển đổi công năng sử dụng. Bạn có thể biến một máy tính xách tay chạy Windows thành Chromebook để sử dụng cho việc học tập.
Vệ sinh phần cứng, dọn dẹp phần mềm
Mặc dù, thường xuyên sử dụng laptop, nhưng hầu hết mọi người đều quên vệ sinh chúng. Đôi khi phải mất một thời gian dài chúng ta mới nhận ra tác hại của việc lười vệ sinh. Người dùng cần bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị của mình.
Hãy làm sạch bề mặt bàn phím, trackpad, lưới loa, bản lề, khe tản nhiệt, các cổng kết nối và đặc biệt là màn hình. Laptop bẩn không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm mà còn tác động xấu đối với tuổi thọ của máy. Bụi bẩn tích tụ trong thời gian dài sẽ khiến cho khả năng tản nhiệt kém hơn.
Bên cạnh việc vệ sinh phần cứng, người dùng cũng cần kiểm tra lại ứng dụng, file, những dịch vụ phần mềm có trong máy. Việc này ít tác động đến tuổi thọ nhưng giúp nâng cao hiệu quả công việc. Tài nguyên hệ thống không bị sử dụng lãng phí, góp phần giảm nhiệt lượng tỏa ra và tiết kiệm pin.
Người dùng nên kiểm tra, gỡ bỏ những phần mềm bên thứ 3 được cài sẵn kèm hệ điều hành (bloatware). Đôi khi chúng vô dụng, chỉ tạo thêm gánh nặng hệ thống và khiến Start Menu lộn xộn, rối rắm.
Tin hot
Đặt lịch