Hôm 16/6, tại sự kiện VivaTech ở Paris (Pháp), tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ thông tin Neuralink sẽ cấy ghép chip não cho người liệt tứ chi hoặc liệt nửa người.
Tuy nhiên, ông Elon Musk không đề cập công ty sẽ cấy chip cho bao nhiêu người và thời gian thực hiện kéo dài trong bao lâu.
Trước đó, Neuralink từng nhiều lần xin Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép cấy chip não trên người nhưng bị từ chối.
FDA đưa ra loạt lý do để từ chối đơn xin cấp phép của Neuralink như mức độ an toàn của pin lithium, khả năng di chuyển dây thiết bị cấy ghép và mức độ an toàn khi rút thiết bị ra khỏi não người.
Phải đến tháng 5, Neuralink mới nhận được giấy phép thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người.
Đây là cột mốc quan trọng với công ty khi họ đang đối mặt cuộc điều tra về thí nghiệm thất bại trên động vật.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng, công ty của tỷ phú Elon Musk sẽ phải mất vài năm, thậm chí hơn 10 năm mới có thể chứng minh thiết bị này an toàn đối với con người.
Đồng thời, Neuralink sẽ phải đối mặt với thách thức lớn đến từ nhiều công ty công nghệ thần kinh khác đã cấy ghép chip trên người thành công.
Năm 2022, nhân viên Neuralink đã thực hiện hỏng nhiều ca phẫu thuật trên khỉ, lợn và cừu khiến số lượng động vật chết nhiều hơn dự tính.
Được biết, nguyên nhân bắt nguồn từ việc ông Elon Musk gây áp lực, buộc họ gấp rút tìm cách để FDA cấp phép.
Đứng trước vấn đề này, Mỹ cũng từng kêu gọi cơ quan quản lý thành lập hội đồng giám sát hoạt động thử nghiệm trên động vật của Neuralink.
Đồng thời, nước này còn điều tra cả việc công ty của ông Elon Musk vội vã trong nghiên cứu có phải nguyên nhân dẫn đến hàng loạt thử nghiệm thất bại hay không.
Hôm 16/6, tại sự kiện VivaTech ở Paris (Pháp), tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ thông tin Neuralink sẽ cấy ghép chip não cho người liệt tứ chi hoặc liệt nửa người.
Tuy nhiên, ông Elon Musk không đề cập công ty sẽ cấy chip cho bao nhiêu người và thời gian thực hiện kéo dài trong bao lâu.
Trước đó, Neuralink từng nhiều lần xin Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép cấy chip não trên người nhưng bị từ chối.
FDA đưa ra loạt lý do để từ chối đơn xin cấp phép của Neuralink như mức độ an toàn của pin lithium, khả năng di chuyển dây thiết bị cấy ghép và mức độ an toàn khi rút thiết bị ra khỏi não người.
Phải đến tháng 5, Neuralink mới nhận được giấy phép thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người.
Đây là cột mốc quan trọng với công ty khi họ đang đối mặt cuộc điều tra về thí nghiệm thất bại trên động vật.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng, công ty của tỷ phú Elon Musk sẽ phải mất vài năm, thậm chí hơn 10 năm mới có thể chứng minh thiết bị này an toàn đối với con người.
Đồng thời, Neuralink sẽ phải đối mặt với thách thức lớn đến từ nhiều công ty công nghệ thần kinh khác đã cấy ghép chip trên người thành công.
Năm 2022, nhân viên Neuralink đã thực hiện hỏng nhiều ca phẫu thuật trên khỉ, lợn và cừu khiến số lượng động vật chết nhiều hơn dự tính.
Được biết, nguyên nhân bắt nguồn từ việc ông Elon Musk gây áp lực, buộc họ gấp rút tìm cách để FDA cấp phép.
Đứng trước vấn đề này, Mỹ cũng từng kêu gọi cơ quan quản lý thành lập hội đồng giám sát hoạt động thử nghiệm trên động vật của Neuralink.
Đồng thời, nước này còn điều tra cả việc công ty của ông Elon Musk vội vã trong nghiên cứu có phải nguyên nhân dẫn đến hàng loạt thử nghiệm thất bại hay không.
Tin hot
Đặt lịch