Hôm 1/6, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã phát hiện ra âm mưu sử dụng phần mềm gián điệp độc hại của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) bằng cách khai thác một lỗ hổng "cổng hậu" trên smartphone của Apple.
FSB cho biết: "Cơ quan tình báo Mỹ đã sử dụng các tập đoàn công nghệ của nước này trong nhiều thập kỷ để thu thập dữ liệu quy mô lớn về người dùng Internet mà họ không hề hay biết".
Tính đến thời điểm hiện tại, hàng nghìn điện thoại Apple đã bị nhiễm virus, bao gồm cả những thiết bị dành riêng cho thị trường Nga.
Theo FSB, những người nằm trong diện bị Mỹ theo dõi gồm các nhà ngoại giao nước ngoài làm việc tại Nga và cho Liên Xô trước đây. Nhiều thành viên NATO, Israel, Syria và Trung Quốc cũng không tránh khỏi bị khai thác trộm thông tin.
Tuy nhiên, FSB không nói thêm chi tiết về lỗ hổng bảo mật, dòng máy bị khai thác, cũng như thiệt hại gây ra.
Mỹ và NSA vẫn đang chọn cách giữ im lặng trước cáo buộc của Nga.
Thời gian trước đây, Nga từng đặt câu hỏi về tính bảo mật trên thiết bị do Mỹ sản xuất. Nhiều quan chức nước này cho rằng, Mỹ đã "xây dựng một cấu trúc giám sát nội địa rất tinh vi" cho sản phẩm tiêu dùng.
Chính vì thế, trong suốt thời gian qua, Tổng thống Nga đã không dùng điện thoại thông minh, chỉ thỉnh thoảng sử dụng Internet.
Từ đầu năm 2022, Apple tiến hành dừng bán mọi sản phẩm cũng như giới hạn quyền truy cập đến một số dịch vụ kỹ thuật số của hãng tại Nga. Tuy nhiên, người dùng vẫn thấy iPhone xuất hiện ở Nga thông qua con đường nhập khẩu
Hôm 1/6, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã phát hiện ra âm mưu sử dụng phần mềm gián điệp độc hại của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) bằng cách khai thác một lỗ hổng "cổng hậu" trên smartphone của Apple.
FSB cho biết: "Cơ quan tình báo Mỹ đã sử dụng các tập đoàn công nghệ của nước này trong nhiều thập kỷ để thu thập dữ liệu quy mô lớn về người dùng Internet mà họ không hề hay biết".
Tính đến thời điểm hiện tại, hàng nghìn điện thoại Apple đã bị nhiễm virus, bao gồm cả những thiết bị dành riêng cho thị trường Nga.
Theo FSB, những người nằm trong diện bị Mỹ theo dõi gồm các nhà ngoại giao nước ngoài làm việc tại Nga và cho Liên Xô trước đây. Nhiều thành viên NATO, Israel, Syria và Trung Quốc cũng không tránh khỏi bị khai thác trộm thông tin.
Tuy nhiên, FSB không nói thêm chi tiết về lỗ hổng bảo mật, dòng máy bị khai thác, cũng như thiệt hại gây ra.
Mỹ và NSA vẫn đang chọn cách giữ im lặng trước cáo buộc của Nga.
Thời gian trước đây, Nga từng đặt câu hỏi về tính bảo mật trên thiết bị do Mỹ sản xuất. Nhiều quan chức nước này cho rằng, Mỹ đã "xây dựng một cấu trúc giám sát nội địa rất tinh vi" cho sản phẩm tiêu dùng.
Chính vì thế, trong suốt thời gian qua, Tổng thống Nga đã không dùng điện thoại thông minh, chỉ thỉnh thoảng sử dụng Internet.
Từ đầu năm 2022, Apple tiến hành dừng bán mọi sản phẩm cũng như giới hạn quyền truy cập đến một số dịch vụ kỹ thuật số của hãng tại Nga. Tuy nhiên, người dùng vẫn thấy iPhone xuất hiện ở Nga thông qua con đường nhập khẩu
Tin hot
Đặt lịch