5 Nguyên nhân chính dẫn đến việc hỏng bàn phím laptop

12/07/2018 - Góc chia sẻ
bàn phím laptop thường hiếm khi gặp sự cố hỏng hóc khi không có tác động mạnh từ bên ngoài vào. Nhưng không có bất kỳ bộ phận nào trên laptop là mãi mãi không xảy ra sự cố, bàn phím cũng có những lúc khiến người sử dụng rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười. Trong bài này, SUACHUALAPTOP24h.com sẽ chia sẻ với các bạn 5 nguyên nhân chính dẫn đến hỏng bàn phím laptop.

5 Nguyên nhân chính dẫn đến việc hỏng bàn phím laptop

 

Bàn phím là một trong các bộ phận bên ngoài không thể thiếu của laptop. Bàn phím có liên quan đến hầu hết tất cả các thao tác của chúng ta trên máy.  Từ soạn thảo văn bản, chơi game, tìm kiếm thông tin...bạn cần sử dụng bàn phím từ những bước đầu tiên cho đến khi kết thúc hoạt động đó.

Do được thiết kế chắc chắn, bàn phím thường hiếm khi gặp sự cố hỏng hóc khi không có tác động mạnh từ bên ngoài vào. Nhưng không có bất kỳ bộ phận nào trên laptop là mãi mãi không xảy ra sự cố, bàn phím cũng có những lúc khiến người sử dụng rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười. Trong bài này, Sửa chữa Laptop 24h .com sẽ chia sẻ với các bạn 5 nguyên nhân chính dẫn đến hỏng bàn phím laptop.

Kết nối bị lỗi

Một trong những lỗi phổ biến cần nhắc đến đầu tiên đó là do kết nối bị lỗi. Đôi khi, bàn phím laptop không hoạt động chỉ vì dây cáp nối bàn phím và mainboard không chắc chắn. Việc này tưởng chừng không có gì đáng lo ngại. Nhưng nó sẽ đòi hỏi phải tháo bàn phím ra, ngắt kết nối rồi sau đó cắm dây cáp vào vị trí một cách chắc chắn. Điều này với các bạn có kinh nghiệm tháo lắp máy thì không phải vấn đề quá khó, nhưng với những ai không hiểu rõ các bộ phận bên trong laptop thì thật là một việc khó khăn.

Khi gặp trường hợp này tốt nhất các bạn nên mang laptop đến các cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp để được xử lý triệt để.

Các phím bị cong hoặc gãy lẫy bên dưới

Khi chúng ta sử dụng bàn phím, chúng ta sẽ nhấn để kích hoạt chữ hoặc ký hiệu hiển thị trên màn hình. Vì vậy, việc các lẫy bên dưới bị cong hoặc gãy là hoàn toàn có thể xảy ra. Những trường hợp này thường khá phiền phức vì chúng ta có thể sẽ phải thay hoàn toàn bàn phím mặc dù phần lớn các phím khác đều còn nguyên vẹn.

Cập nhật Drive

Các nhà sản xuất thường xuyên phát hành các bản cập nhật cho Driver trong máy để loại trừ các lỗi và hạn chế của phiên bản cũ. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng laptop không hoạt động thì bạn nên kiểm tra và cài đặt phiên bản cập nhật cho Driver bàn phím. Trường hợp các bản cài đặt cũ đã lồi thời và gặp sự cố xảy khá thường xuyên. Chỉ cần thao tác đơn giản là cập nhật Driver, bàn phím của bạn sẽ khôi phục lại như ban đầu.

Lỗi phần cứng

Nếu bạn thấy chỉ một số phím không hoạt động hay chúng phản ứng chậm hơn bình thường thì có thể bàn phím của bạn đang có gì đó ở bên dưới làm cản trở hoạt động của phím. Ví dụ như lớp bụi dày hoặc các mảnh vụn nhỏ có thể rơi vào bên trong bàn phím và nằm lì ở đó, khiến việc tiếp xúc của phím trở nên kém hơn. Bạn có thể dùng bình khí nén hoặc chổi chuyên dụng để quyết số bụi bẩn bám phía dưới. Sau khi dọn dẹp bàn phím, hãy thử lại các phím lúc trước không hoạt động xem có cải thiện gì không nhé

Lỗi hệ thống

Trên mọi hệ thống đều có một hệ điều hành mà trên đó có cách bố trí bàn phím. Nếu bạn nhập một phím cụ thể nhưng màn hình hiển thị một phím hoàn toàn khác. Điều này có nghĩa là hệ thống của bạn đang sử dụng cách bố trí phím hoàn toàn khác. Bạn có thể sửa lỗi này bằng cách thay đổi lại bản layout của bàn phím.

Cách thực hiện

Vào cửa sổ Control Panel > keyboard settings rồi thay đổi lại layout như bàn phím của bạn

Kết luận

Bàn phím không phải là một bộ phận nhạy cảm và dễ gặp sự cố như một số bộ phận bên trong khác của laptop. Vì vậy khi gặp trường hợp lỗi bàn phím bạn có thể nghĩ đến một trong các lỗi mà Sửa chữa Laptop 24h .com chia sẻ với các bạn ở đây để tìm cách khắc phục nhé. Chúc các bạn thành công.


Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.27553 sec| 2495.375 kb