Tổng hợp cách khắc phục lỗi Not Responding hiệu quả

18/08/2021 - Góc chia sẻ
Lỗi Not Responding thường gặp trong quá trình sử dụng máy tính gây ra nhiều phiền toái cho người dùng. Lỗi này xuất hiện khiến người dùng không thể tắt cửa sổ, khiến máy treo đơ phải khởi động lại làm lỡ dở công việc.

Responding

Hướng dẫn cách khắc phục Not Responding hiệu quả

Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục lỗi Not Responding như thế nào? Ngay trong bài viết dưới đây, Sửa chữa laptop 24h .com sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các biện pháp có thể áp dụng để sửa lỗi này. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

1. Nguyên nhân máy tính hay bị lỗi Not Responding

Not Responding là lỗi khi truy cập vào một ứng dụng hoặc phần mềm không ổn định và Windows gửi tín hiệu tự động dừng phản hồi yêu cầu mở phần mềm ứng dụng đó. Hiện tượng này xảy ra khi cửa sổ ứng dụng bị làm mờ và ngừng đáp ứng, đồng thời hiện thông báo Not Responding.

Thông thường các thiết bị laptop, PC sử dụng hệ điều hành Windows đều dễ gặp phải tình trạng này. Để thoát khỏi tình trạng trên, thông thường bạn có thể bấm nút tắt vài lần để hiển thị cửa sổ End Task. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bạn không thể đóng ứng dụng và bắt buộc phải sử dụng một trong những biện pháp chúng tôi đã tổng hợp bên dưới. 

Lỗi Not Responding xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể điểm qua một số lý do cơ bản dưới đây: 

  • Do nhiệt độ CPU máy tính đột ngột tăng quá cao
  • Do RAM trên Windows bị đầy hoặc bị lỗi, hư hỏng 
  • Do xung đột phần mềm ứng dụng với hệ thống
  • Trong thời gian sử dụng, bộ nhớ tạm thời của máy tính bị đầy hoặc quá tải
  • Máy tính nhiễm virus, trojan
  • Driver máy tính đã cũ và lỗi thời cần cập nhật

2. Hướng dẫn khắc phục lỗi Not Responding

Với mỗi nguyên nhân lỗi sẽ có những cách khắc phục riêng. Vì vậy việc xác định nguyên nhân gây lỗi là rất cần thiết, không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà còn đảm bảo không vô tình gây xuất hiện thêm lỗi khác trong quá trình khắc phục.

2.1. Cách sửa lỗi Not Responding dùng Troubleshooter

Bước 1: Click Start → Chọn Settings hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I → Mở menu Settings.

Truy cập Settings

Truy cập Settings

Bước 2: Tại ô tìm kiếm → Gõ System Maintenance → Click chọn Perform recommended maintenance tasks automatically.

Nhập System Maintenance trong ô tìm kiếm và chọn Perform...

Nhập System Maintenance trong ô tìm kiếm và chọn Perform...

 

Bước 3: Nhấn Next để hệ thống tìm kiếm và quét lỗi.

Sau khi quét xong, bạn khởi động lại máy tính để kiểm tra xem còn lỗi hay không. 

Nhấn Next để hệ thống quét lỗi

Nhấn Next để hệ thống quét lỗi

>> Xem thêm: Bạn đã biết cách vệ sinh bàn phím đơn giản tại nhà trong mùa dịch chưa?

2.2. Sử dụng System File Checker Scan

Công cụ này của Windows sẽ quét toàn bộ máy tính và phát hiện các lỗi gặp phải, sau đó tự động chạy chương trình sửa lỗi. Bạn chỉ cần kích hoạt tính năng này bằng thao tác dưới đây: 

Bước 1: Tìm kiếm và chọn Command Prompt → Nhấn chuột phải click Run as administrator.

Chạy Command Prompt với quyền Admin

Chạy Command Prompt với quyền Admin

Bước 2: Tại cửa sổ Command Prompt → Gõ lệnh sfc /scannow Enter

Gõ lệnh như trên để hệ thống phát hiện và sửa lỗi

Gõ lệnh như trên để hệ thống phát hiện và sửa lỗi

Bước 3: Chờ hệ thống quét lỗi và khắc phục trong một khoảng thời gian

2.3. Quét vi-rút

Có thể lỗi Not Responding xảy ra do virus tấn công nên việc quét virus là giải pháp bạn nên thử để đảm bảo máy tính  không bị nhiễm phần mềm độc hại. Sử dụng các phần mềm diệt virus có bản quyền đầy đủ để kiểm tra và khắc phục lỗi hiệu quả nhất.

2.4. Cập nhật hệ thống

Hệ thống đã quá cũ và lỗi thời cũng có thể là nguyên nhân khiến máy tính của bạn thường xuyên gặp lỗi. Tìm kiếm bản cập nhật để nâng cấp máy theo hướng dẫn sau: 

Bước 1: Truy cập Settings → Click chọn & Security.

Click chọn & Security

 Click chọn & Security

 

Bước 2: Chọn Windows Update → Click Install Now để cập nhật phiên bản mới nhất cho hệ thống. 

Click Install Now để cập nhật phiên bản mới nhất cho hệ thống

Click Install Now để cập nhật phiên bản mới nhất cho hệ thống

Khi bản cập nhật đã được cài đặt, hãy khởi động lại thiết bị để xem liệu nó có còn gặp lỗi, treo đơ hay không.

>> Bài viết liên quan: Băng thông là gì? Tìm hiểu A-Z về khái niệm băng thông mạng

2.5. Xóa cache, file tạm

Có quá nhiều tệp tạm thời hoặc bộ nhớ cache sẽ chiếm nhiều dung lượng và ảnh hưởng đến các chức năng của Windows. Bạn có thể xóa bỏ các file này để giải phóng bộ nhớ và hạn chế các lỗi gặp phải. 

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 2: Trong hộp thoại, nhập temp → Nhấn Enter.

Tìm kiếm Temp

Tìm kiếm Temp

Bước 3: Trong cửa sổ xuất hiện, nhấn Ctrl + A để chọn tất cả các thư mục tạm thời và bộ nhớ cache → Nhấn chuột phải, chọn Delete.

Thực hiện xóa hết bộ nhớ cache và file tạm

Thực hiện xóa hết bộ nhớ cache và file tạm

2.6. Cập nhật Driver

Cập nhật Driver lên phiên bản mới hơn để hạn chế lỗi có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Các bước thực hiện như sau: 

Bước 1: Click Windows → Tìm kiếm và chọn Device Manager.

Tìm kiếm và chọn Device Manager 

Tìm kiếm và chọn Device Manager 

Bước 2: Tại hộp thoại Device Manager Click chuột phải vào từng mục và chọn Driver.

Click chuột phải vào từng ổ cứng và chọn Driver

Click chuột phải vào từng ổ cứng và chọn Driver

Sau khi thực hiện cập nhật, bạn khởi động lại máy và kiểm tra lỗi đã được khắc phục chưa. Đây là một trong những cách sửa lỗi Not Responding hiệu quả nhất. 


6 Cách sửa lỗi Not Responding trên Win 10 hiệu quả nhất

Trên đây là tổng hợp nguyên nhân và 6 cách khắc phục lỗi Not Responding hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn nếu như đang loay hoay không biết sửa lỗi thế nào. Nếu trong quá trình thực hiện có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để đội ngũ tư vấn giải đáp bạn sớm nhất! Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo! 

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá (có 1 bình luận và đánh giá)
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.28373 sec| 2564.078 kb