Phép chia là 1 phép tính vô cùng phổ biến trong khi sử dụng Excel. Phép chia trong Excel đơn giản có thể dùng dấu “/” nhưng với những phép chia phức tạp hơn đòi hỏi chúng ta áp dụng các hàm tính khác.
Phép chia trong Excel và các hàm chia quan trọng
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện phép chia từ cơ bản đến phức tạp trên Excel hãy cùng theo dõi chi tiết nhé!
Một cách chia đơn giản nhất mà chúng ta thường sử dụng đó chính là dùng dấu “/”, cách làm như sau:
Kết quả cho ra là 5
Để thực hiện phép chia trong Excel lấy phần nguyên, người ta thường sử dụng hàm QUOTIENT. Hàm này sẽ trả về kết quả chính xác kể cả một số trường hợp như phép chia âm.
Cú pháp của QUOTIENT trong Excel như sau:
=QUOTIENT(numerator, denominator)
Trong đó:
Để thực hiện phép chia tìm phần nguyên của phép tính 8 chia 5 chúng ta sẽ sử dụng công thức chia trong Excel như sau: =QUOTIENT (8,5) và nhận được kết quả là 1.
Nhập công thức =QUOTIENT (8,5)
Hàm MOD là hàm chia lấy phần số dư của phép chia. Cú pháp để thực hiện hàm MOD trong Excel như sau: =MOD(number, divisor)
Trong đó:
Để thực hiện phép chia tìm phần dư của phép tính 7 chia 3 chúng ta sẽ sử dụng lệnh chia trong Excel như sau: =MOD(7,3) và nhận được kết quả là 1.
Nhập công thức =MOD(7,3)
Còn nếu đặt đặt số 7 vào ô vị trí A2, số 3 vào ô vị trí B2 thì chúng ta sẽ dùng công thức =MOD(A2,B2).
Cách áp dụng hàm MOD khi số chia và số bị chia được đặt trong các ô khác nhau
Và nhận được kết quả cuối cùng cũng là 1.
Trên thực tế, hàm MOD có thể được ứng dụng trong việc xác định thời gian rất hiệu quả, ví dụ như tính theo tuần, theo tháng và có lẻ bao nhiêu ngày. Khi sử dụng hàm MOD chúng ta cần lưu ý, mẫu số phải khác 0. Nếu nhập Divisor tương ứng với 0 thì kết quả của phép tính sẽ hiển thị lỗi #DIV/0.
Trên đây là tổng hợp các 11. phép chia trong Excel căn bản nhất mà chúng ta cần nắm. Đừng quên truy cập Sửa chữa Laptop 24h thường xuyên để khám phá thêm nhiều công thức Excel thú vị khác!
Tin hot
Đặt lịch