Những nguyên nhân khiến máy tính hay bị đơ và cách khắc phục

20/04/2021 - Thủ Thuật
Có nhiều nguyên nhân khiến cho máy tính để bàn hoặc laptop của bạn bị treo, có thể là do phần mềm, phần cứng, đôi khi cũng có thể do nguồn điện không ổn định. Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục tương ứng qua bài viết dưới đây.

Trong quá trình sử dụng máy tính laptop đôi khi máy tính sẽ bị rơi vào tình trạng đơ hoặc lag không rõ nguyên nhân. Việc máy tính hay bị đơ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc cũng như hiệu quả học tập của người dùng. Điều này sẽ cản trở và khiến bạn bị chậm trễ công việc, một điều đáng tiếc mà không ai muốn.

Những nguyên nhân khiến máy tính hay bị đơ và cách khắc phục

Để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục máy tính hay bị đơ hãy theo dõi bài viết dưới đây của Sửa chữa Laptop 24h .com và thực hành với máy tính của mình nhé!

1. Hãy xóa các tập tin rác

Trong quá trình sử dụng Windows như cài phần mềm, soạn thảo văn bản, sửa xóa file thì máy tính sẽ tự động tạo ra các file rác, lâu dần nó sẽ làm máy tính của bạn chậm chạp và chiếm nhiều tài nguyên hơn. Để khắc phục lỗi này, làm theo các bước sau:

Bước 1:  Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Windows+R và nhập lệnh %temp% rồi nhấn Enter.

Nhập lệnh %temp%

Bước 2: Bây giờ bạn nhấn Ctrl+A, nhấn Delete để xóa hoặc Shift + Delete để xóa tập tin rác.

Nhấn Delete để xóa tập tin rác

Vậy là chỉ qua 2 bước, bạn đã xóa xong tập tin rác để thoát tình trạng máy tính bị đơ liên tục.

2. Tắt hiệu ứng đồ họa, biểu tượng trong suốt

Đối với máy tính cấu hình khỏe thì không có vấn đề gì, bạn có thể để đồ họa thoải mái. Tuy nhiên đối với máy trung bình yếu thì việc sử dụng các ứng dụng đồ họa như là một cực hình, ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của máy rất nhiều. Vì thế để khắc phục máy tính bị đơ bạn cần tắt các hiệu ứng đồ họa như sau:

Bước 1: Để tắt hiệu ứng, đầu tiên bạn nhấn chuột phải vào màn hình, chọn Personalize.

Chọn Personalize

Bước 2: Bây giờ ở mục color tắt hết tùy chọn Transparency effects, bỏ tích 2 ô Start, taskbar, and action center và Title bars.

Bỏ tích 2 ô Start, taskbar, and action center và Title bars

Tham khảo: Mẹo tắt ứng dụng nhanh chóng khi laptop bị treo

3. Ưu tiên chế độ hoạt động theo hiệu suất

Để tăng hiệu suất hoạt động của hệ điều hành bạn hoàn toàn có thể tự làm chỉ với một vài thao tác vô cùng dễ dàng.

Bước 1: Bạn nhấn phím Windows và nhập Advanced để mở Advanced system settings như hình dưới.

Mở Advanced system settings

Bước 2: Tiếp theo, bạn vào mục Setting của phần Performance.

Chọn Setting của phần Performance

Bước 3: Bậy giờ bạn chọn Adjust for best performance rồi nhấn OK là xong.

4. Vô hiệu hóa chức năng System Restore

Chế độ System Restore giúp người dùng đưa máy tính về trạng thái hoạt động gần nhất nếu chẳng máy máy tính bạn có bị lỗi. Nếu bạn không muốn sử dụng chức năng này thì nên tắt đi, để giải phóng bộ nhớ, dung lượng lưu trữ cũng như hạn chế các dịch vụ chạy ngầm sẽ giảm tải được cho máy tính rất nhiều.

Bước 1: Bạn nhấn phím Windows và nhập Advanced để mở Advanced system settings.

Bước 2: Bạn vào Tab System Protection và chọn Configure.

Vào Tab System Protection và chọn Configure

Bước 3: Bạn chọn Disable system protection để tắt chức năng System Restore nhé, rồi nhấn OK.

Chọn Disable system protection để tắt chức năng System Restore

Xem thêm: Cách sửa lỗi màn hình đen trên Win 10 thông dụng nhất

5. Lỗi do card màn hình

Nếu máy tính bị đơ khi bạn khởi động lại hệ điều hành, kết thúc chế độ dòng lệnh và bắt đầu vào màn hình đồ họa hoặc khi máy tính đang phải xử lý ảnh có độ phân giải cao, chơi game nặng thì có thể nguyên nhân là do lỗi card màn hình. Cách khắc phục trong trường hợp này là thay thế card màn hình (nếu đã hỏng) hoặc vệ sinh card màn hình.

Đối với máy tính để bàn: Bạn cần vặn ốc vít và đẩy các chốt phía sau để tháo card màn hình trên máy tính để bàn. Sau đó, đẩy thẳng card vào khe cắm cho khớp và vít lại.

6. Do phần cứng không tương thích

Nếu một phần cứng không tương thích hoàn toàn với phiên bản Windows, nó có thể gây ra sự cố về tính ổn định. Thông thường, các sự cố phần cứng dẫn đến Windows gặp sự cố, vì hệ điều hành không có tùy chọn nào khác. Tuy nhiên, những vấn đề này cũng có thể gây ra hiện tượng đóng băng hệ thống.

Phần cứng không tương thích

Khi điều này xảy ra, hãy suy nghĩ về việc gần đây bạn đã kết nối một số phần cứng mới với máy tính laptop. Bất kỳ máy in, chuột, bàn phím, USB hoặc thiết bị ngoại vi nào khác cũng có thể là nguồn gốc của vấn đề. Nếu bạn sử dụng một phần cứng lỗi thời, hãy thay thế nó bằng một thiết bị hiện đại và xem điều đó có giúp ích gì không?

Với sự hỗ trợ của các chế độ tương thích và một số điều chỉnh, bạn có thể giúp phần cứng đã lỗi thời hoạt động với các phiên bản Windows mới hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này rất khó thực hiện. Chạy phần mềm cũ trên máy tính hiện đại thường dễ dàng hơn là sử dụng phần cứng cổ.


7 Cách khắc phục tình trạng máy tính treo, đơ cực kỳ hiệu quả

Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính hay bị đơ mà Sửa chữa Laptop 24h .com chia sẻ tới bạn. Hãy tham khảo những thông tin trên và thực hiện với máy tính của mình. Trong quá trình thực hiện nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy comment bên dưới bài viết để được hỗ trợ.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.40597 sec| 2519.805 kb