Ngày 26/4, nhà chức trách tại Vương Quốc Anh quyết định không phê chuẩn thương vụ Microsoft mua lại công ty trò chơi trực tuyến Activision Blizzard hàng đầu của Mỹ với giá 69 tỷ USD. Do lo ngại nguy cơ thương vụ gây tổn hại môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực trò chơi điện tử trực tuyến.

Việc Microsoft cam kết cho phép các nền tảng trò chơi đám mây hàng đầu truy cập vào tựa game “Call of Duty” không đủ để thuyết phục họ đồng ý phê chuẩn thương vụ này.

Anh đã quyết định không phê chuẩn thương vụ Microsoft mua lại Activision Blizzard (Ảnh: Sưu tầm)

Chủ tịch Microsoft Brad Smith khẳng định, Microsoft sẽ tiếp tục theo đuổi thương vụ và tiến hành kháng cáo phán quyết nêu trên. 

Activision Blizzard đang “tích cực phối hợp” với Microsoft để thúc đẩy thỏa thuận được thông qua.

Từ năm 2022, Microsoft bắt đầu kế hoạch thâu tóm Activision với mục tiêu thành lập công ty trò chơi điện tử lớn thứ 3 thế giới tính về doanh thu. 

Kế hoạch này nhanh chóng thu hút sự quan tâm sát sao từ các nhà quản lý cạnh tranh, chống độc quyền tại nhiều nước trên thế giới.

Vì nó được đưa ra ngay sau khi Cơ quan Cạnh tranh và thị trường Anh (CMA) phát đi lo ngại về tác động của thoả thuận thâu tóm đối với thị trường máy chơi game mà Sony đang dẫn đầu.

Uỷ viên hội đồng CMA Martin Coleman nói: “Các nền tảng trò chơi đám mây đang phát triển nhanh chóng và có tiềm năng giải phóng người dùng khỏi các thiết bị và PC chơi game đắt tiền. Bởi vậy, chúng ta cần bảo vệ sự cạnh tranh tại thị trường thú vị mới nổi này”.

Ông Martin Coleman cho biết thêm, Microsoft đã phối hợp điều tra một cách nghiêm túc để giải quyết các vấn đề. Nhưng CMA đánh giá những đề xuất mà Microsoft đưa ra không hiệu quả.

Hiện thương vụ thâu tóm Activision Blizzard của Microsoft cũng chưa được cơ quan quản lý châu Âu hay Mỹ thông qua.

Anh không phê chuẩn thương vụ 69 tỷ USD của Microsoft

27/04/2023 - Tin công nghệ
Theo Reuters, nhà chức trách Vương quốc Anh đã quyết định không phê chuẩn thương vụ Microsoft mua lại công ty trò chơi trực tuyến Activision Blizzard.

Ngày 26/4, nhà chức trách tại Vương Quốc Anh quyết định không phê chuẩn thương vụ Microsoft mua lại công ty trò chơi trực tuyến Activision Blizzard hàng đầu của Mỹ với giá 69 tỷ USD. Do lo ngại nguy cơ thương vụ gây tổn hại môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực trò chơi điện tử trực tuyến.

Việc Microsoft cam kết cho phép các nền tảng trò chơi đám mây hàng đầu truy cập vào tựa game “Call of Duty” không đủ để thuyết phục họ đồng ý phê chuẩn thương vụ này.

Anh đã quyết định không phê chuẩn thương vụ Microsoft mua lại Activision Blizzard (Ảnh: Sưu tầm)

Chủ tịch Microsoft Brad Smith khẳng định, Microsoft sẽ tiếp tục theo đuổi thương vụ và tiến hành kháng cáo phán quyết nêu trên. 

Activision Blizzard đang “tích cực phối hợp” với Microsoft để thúc đẩy thỏa thuận được thông qua.

Từ năm 2022, Microsoft bắt đầu kế hoạch thâu tóm Activision với mục tiêu thành lập công ty trò chơi điện tử lớn thứ 3 thế giới tính về doanh thu. 

Kế hoạch này nhanh chóng thu hút sự quan tâm sát sao từ các nhà quản lý cạnh tranh, chống độc quyền tại nhiều nước trên thế giới.

Vì nó được đưa ra ngay sau khi Cơ quan Cạnh tranh và thị trường Anh (CMA) phát đi lo ngại về tác động của thoả thuận thâu tóm đối với thị trường máy chơi game mà Sony đang dẫn đầu.

Uỷ viên hội đồng CMA Martin Coleman nói: “Các nền tảng trò chơi đám mây đang phát triển nhanh chóng và có tiềm năng giải phóng người dùng khỏi các thiết bị và PC chơi game đắt tiền. Bởi vậy, chúng ta cần bảo vệ sự cạnh tranh tại thị trường thú vị mới nổi này”.

Ông Martin Coleman cho biết thêm, Microsoft đã phối hợp điều tra một cách nghiêm túc để giải quyết các vấn đề. Nhưng CMA đánh giá những đề xuất mà Microsoft đưa ra không hiệu quả.

Hiện thương vụ thâu tóm Activision Blizzard của Microsoft cũng chưa được cơ quan quản lý châu Âu hay Mỹ thông qua.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.34743 sec| 2479.016 kb