Việc MacBook bị nóng trong quá trình sử dụng khiến nhiều người dùng cảm thấy không thoải mái. Thậm chí, khi để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy cũng như khiến máy tắt đột ngột, hư hại phầm mềm.
Vì vậy bạn cần phải tìm ngay cho mình những cách khắc phục tình trạng MacBook bị nóng nhằm đảm bảo thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
Nguyên nhân dẫn đến MacBook bị nóng
Không một ai cảm thấy thoải mái khi thấy laptop của mình trở nên quá nóng, đặc biệt là với chiếc máy lên đến nghìn đô như những chiếc MacBook. Nếu việc quá nhiệt xảy ra với tần suất liên tục, sẽ gây ảnh hưởng lên chính phần cứng của máy như CPU, ổ cứng, bo mạch, …
Việc hoạt động liên tục không được nghỉ ngơi, làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, chạy các phần mềm nặng hoặc do lỗi phần cứng của máy (CPU, ổ cứng,...) chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng MacBook bị nóng.
Ngoài ra, MacBook của bạn còn có thể bị các phần mềm gián điệp và phần mềm độc hại tấn công. Mặc dù không chắc là chúng gây ra sự cố hệ thống nghiêm trọng, nhưng chúng sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên hệ thống của bạn, điều này có thể dẫn đến quá nhiệt.
Biểu hiện ban đầu của tình trạng này bao gồm: máy chạy bị chậm, đóng băng, giảm hiệu suất,... Một số MacBook có quạt xuất hiện tình trạng quạt bắt đầu kêu to, gây ồn. Thậm chí, MacBook có thể tự động tắt nếu nhiệt độ thực sự cao, ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.
Bạn nên điều chỉnh thời gian sử dụng MacBook, để máy hoạt động trong khoảng phổ nhiệt từ 21 - 65 độ C. Mức nhiệt từ 65 - 85 độ C là lúc máy hoạt động liên tục và khởi động nhiều phần mềm nặng. Trong trường hợp máy vượt 85 độ cần xem xét, vệ sinh hoặc sử dụng các giải pháp tản nhiệt hoặc giảm nhiệt cho máy.
Một trong những cách làm hiệu quả nhất để kiểm tra MacBook có đang bị nóng không đó là sử dụng các phần mềm kiểm tra độ nhiệt laptop.
Cách khắc phục tình trạng MacBook bị nóng
Việc bạn mở nhiều tab cùng một lúc sẽ chiếm một lượng lớn dung lượng tài nguyên của hệ thống. Vì vậy, hãy tắt các tab không sử dụng đến để giảm thiểu năng lượng, tài nguyên tiêu thụ của máy.
Khi đặt MacBook ở vị trí không thoáng khí (trên sofa, đệm hoặc gối mềm) có thể khiến quá trình trao đổi nhiệt của máy gặp khó khăn. Hãy đảm bảo đặt MacBook ở vị trí thích hợp giúp lỗ thông hơi không bị cản trở.
Mặc dù là trình duyệt web nổi tiếng nhưng Chrome lại chiếm một phần bộ nhớ và tài nguyên của máy. Để giúp máy giảm bớt tình trạng bị tăng nhiệt, bạn nên chuyển sang sử dụng trình duyệt Safari của Apple.
Khác với Windows, macOS không hoàn toàn thoát ứng dụng khi bạn nhấn vào dấu "x" trên thanh menu. Điều này đồng nghĩa với việc, ứng dụng sẽ tiếp tục chạy trong nền và tiêu hao pin cũng như năng lượng dẫn đến tình trạng MacBook bị nóng. Để đóng hoàn toàn ứng dụng, bạn nên mở bảng chọn trên từng ứng dụng và chọn Quit để thoát.
Để giúp MacBook hoạt động trong tình trạng tốt nhất, hạn chế khả năng bị nóng, bạn nên vệ sinh máy định kỳ. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên cánh quạt cũng như các linh kiện.
Bên cạnh việc bị bít các lỗ thông hơi, tình trạng sử dụng MacBook dưới ánh nắng mặt trời hoặc môi trường có nhiệt độ cao cũng khiến thiết bị nóng lên. Bạn nên hạn chế sử dụng máy dưới nền nhiệt cao để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy.
Có một cách khắc phục tình trạng MacBook bị nóng đang được nhiều người dùng thử đó là xóa các phần mềm điều khiển quạt. Apple đã tối ưu MacBook để có thể điều chỉnh tốc độ quạt tuỳ vào tình trạng của máy, vì vậy việc tự kiểm soát tốc độ quạt có thể dẫn đến các vấn đề khác hoặc làm hỏng máy của bạn nếu thực hiện không đúng cách.
Việc MacBook bị nóng trong quá trình sử dụng khiến nhiều người dùng cảm thấy không thoải mái. Thậm chí, khi để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy cũng như khiến máy tắt đột ngột, hư hại phầm mềm.
Vì vậy bạn cần phải tìm ngay cho mình những cách khắc phục tình trạng MacBook bị nóng nhằm đảm bảo thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
Nguyên nhân dẫn đến MacBook bị nóng
Không một ai cảm thấy thoải mái khi thấy laptop của mình trở nên quá nóng, đặc biệt là với chiếc máy lên đến nghìn đô như những chiếc MacBook. Nếu việc quá nhiệt xảy ra với tần suất liên tục, sẽ gây ảnh hưởng lên chính phần cứng của máy như CPU, ổ cứng, bo mạch, …
Việc hoạt động liên tục không được nghỉ ngơi, làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, chạy các phần mềm nặng hoặc do lỗi phần cứng của máy (CPU, ổ cứng,...) chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng MacBook bị nóng.
Ngoài ra, MacBook của bạn còn có thể bị các phần mềm gián điệp và phần mềm độc hại tấn công. Mặc dù không chắc là chúng gây ra sự cố hệ thống nghiêm trọng, nhưng chúng sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên hệ thống của bạn, điều này có thể dẫn đến quá nhiệt.
Biểu hiện ban đầu của tình trạng này bao gồm: máy chạy bị chậm, đóng băng, giảm hiệu suất,... Một số MacBook có quạt xuất hiện tình trạng quạt bắt đầu kêu to, gây ồn. Thậm chí, MacBook có thể tự động tắt nếu nhiệt độ thực sự cao, ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.
Bạn nên điều chỉnh thời gian sử dụng MacBook, để máy hoạt động trong khoảng phổ nhiệt từ 21 - 65 độ C. Mức nhiệt từ 65 - 85 độ C là lúc máy hoạt động liên tục và khởi động nhiều phần mềm nặng. Trong trường hợp máy vượt 85 độ cần xem xét, vệ sinh hoặc sử dụng các giải pháp tản nhiệt hoặc giảm nhiệt cho máy.
Một trong những cách làm hiệu quả nhất để kiểm tra MacBook có đang bị nóng không đó là sử dụng các phần mềm kiểm tra độ nhiệt laptop.
Cách khắc phục tình trạng MacBook bị nóng
Việc bạn mở nhiều tab cùng một lúc sẽ chiếm một lượng lớn dung lượng tài nguyên của hệ thống. Vì vậy, hãy tắt các tab không sử dụng đến để giảm thiểu năng lượng, tài nguyên tiêu thụ của máy.
Khi đặt MacBook ở vị trí không thoáng khí (trên sofa, đệm hoặc gối mềm) có thể khiến quá trình trao đổi nhiệt của máy gặp khó khăn. Hãy đảm bảo đặt MacBook ở vị trí thích hợp giúp lỗ thông hơi không bị cản trở.
Mặc dù là trình duyệt web nổi tiếng nhưng Chrome lại chiếm một phần bộ nhớ và tài nguyên của máy. Để giúp máy giảm bớt tình trạng bị tăng nhiệt, bạn nên chuyển sang sử dụng trình duyệt Safari của Apple.
Khác với Windows, macOS không hoàn toàn thoát ứng dụng khi bạn nhấn vào dấu "x" trên thanh menu. Điều này đồng nghĩa với việc, ứng dụng sẽ tiếp tục chạy trong nền và tiêu hao pin cũng như năng lượng dẫn đến tình trạng MacBook bị nóng. Để đóng hoàn toàn ứng dụng, bạn nên mở bảng chọn trên từng ứng dụng và chọn Quit để thoát.
Để giúp MacBook hoạt động trong tình trạng tốt nhất, hạn chế khả năng bị nóng, bạn nên vệ sinh máy định kỳ. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên cánh quạt cũng như các linh kiện.
Bên cạnh việc bị bít các lỗ thông hơi, tình trạng sử dụng MacBook dưới ánh nắng mặt trời hoặc môi trường có nhiệt độ cao cũng khiến thiết bị nóng lên. Bạn nên hạn chế sử dụng máy dưới nền nhiệt cao để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy.
Có một cách khắc phục tình trạng MacBook bị nóng đang được nhiều người dùng thử đó là xóa các phần mềm điều khiển quạt. Apple đã tối ưu MacBook để có thể điều chỉnh tốc độ quạt tuỳ vào tình trạng của máy, vì vậy việc tự kiểm soát tốc độ quạt có thể dẫn đến các vấn đề khác hoặc làm hỏng máy của bạn nếu thực hiện không đúng cách.
Tin hot
Đặt lịch