ĐẠI HỌC OXFORD NGHIÊN CỨU THÀNH CÔNG MÀN HÌNH SMARTPHONE
XÀI ÍT ĐIỆN, CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO
 
Bằng cách này, thời lượng pin của thiết bị di động có thể kéo dài hơn đáng kể so với hiện nay. Phần lớn thông tin về công nghệ nói trên đều được giữ bí mật, chúng ta chỉ biết rằng nó sử dụng xung điện để vẽ ra hình ảnh trên màn hình nhờ vào sự di chuyển của các tinh thể hình thành nên các "pixel" màu. Mỗi pixel như thế có kích cỡ chỉ 300 x 300nm mà thôi nên màn hình khi đó có thể sở hữu độ phân giải rất cao. Tất nhiên, mỗi pixel cũng có thể được tắt mở tùy theo ý muốn, gần giống như màn hình OLED.
 
Vật liệu chính cấu tạo nên màn hình này là một loại phase change material ( PCM), tạm dịch là vật liệu thay đổi tính chất theo giai đoạn. Trước đây PCM cũng từng được một số nghiên cứu xài cho quần áo để tạo ra những bộ đồ thông minh làm mát cơ thể. Trong báo cáo khoa học, nhóm nghiên cứu của Đai học Oxford cho hay họ dùng một lớp PCM mỏng 7nm kẹp giữa 2 điện cực trong suốt để tạo ra hình ảnh.
 
 
Hai nhà nghiên cứu và những tấm vật liệu dùng cho màn hình nói trong bài này​
 
Để thương mại hóa công nghệ thú vị trên, nhóm nghiên cứu đã tách ra thành lập công ty riêng mang tên Bodle Technologies. Họ đã bắt đầu nói chuyện với một số công ty phần cứng để tính đến khả năng triển khải sản phẩm ra thực tế. Trên website, Bodle cho biết thêm là vật liệu dùng để tạo ra màn hình của họ có thể mang lại độ chính xác màu rất cao, hỗ trợ xem tốt ngay cả dưới trời nắng, không làm đau mắt khi nhìn vào thời gian dài (giống giấy), còn điện năng tiêu thụ thì chỉ ngang ngửa một màn hình điện tử trắng đen mà thôi. Nó cũng có thời gian phản hồi nhanh nên có thể dùng cho video hoặc thậm chí là hình ảnh holographic.
 
Một số hình ảnh ban đầu dùng công nghệ màn hình mới, mỗi ảnh bạn thấy ở đây chỉ nhỏ như sợi tóc người, tức là độ phân giải của màn hình phải rất rất cao mới hiển thị được như thế​
 
Ngoài việc dùng cho màn hình điện thoại (khi đó ánh sáng sẽ đi vào vật liệu và phản xạ lại vào mắt người dùng), công nghệ của Bodle còn có thể xài cho cửa kính (lúc này ánh sáng sẽ đi xuyên qua vật liệu vào trong chứ không phản xạ). Vào mùa nóng, các cửa kính này sẽ giảm lượng nhiệt xâm nhập và làm mát bên trong, còn vào mùa lạnh thì hấp thụ nhiệt truyền để giúp tiết kiệm năng lượng dùng cho máy điều hòa.
 
 
(Nguồn: Bodle Technologies, Telegraph, The Engineer)

Đại học Oxford nghiên cứu màn hình smartphone xài rất ít điện, độ phân giải rất cao và màu sắc tốt

25/11/2015 - Tin công nghệ
Một nhóm nghiên cứu Đại học Oxford đã chế tạo thành công loại vật liệu mới cho phép tạo ra màn hình smartphone, smartwatch dùng rất ít điện, trong khi vẫn đảm bảo độ nét và màu sắc tốt.
 ĐẠI HỌC OXFORD NGHIÊN CỨU THÀNH CÔNG MÀN HÌNH SMARTPHONE
XÀI ÍT ĐIỆN, CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO
 
Bằng cách này, thời lượng pin của thiết bị di động có thể kéo dài hơn đáng kể so với hiện nay. Phần lớn thông tin về công nghệ nói trên đều được giữ bí mật, chúng ta chỉ biết rằng nó sử dụng xung điện để vẽ ra hình ảnh trên màn hình nhờ vào sự di chuyển của các tinh thể hình thành nên các "pixel" màu. Mỗi pixel như thế có kích cỡ chỉ 300 x 300nm mà thôi nên màn hình khi đó có thể sở hữu độ phân giải rất cao. Tất nhiên, mỗi pixel cũng có thể được tắt mở tùy theo ý muốn, gần giống như màn hình OLED.
 
Vật liệu chính cấu tạo nên màn hình này là một loại phase change material ( PCM), tạm dịch là vật liệu thay đổi tính chất theo giai đoạn. Trước đây PCM cũng từng được một số nghiên cứu xài cho quần áo để tạo ra những bộ đồ thông minh làm mát cơ thể. Trong báo cáo khoa học, nhóm nghiên cứu của Đai học Oxford cho hay họ dùng một lớp PCM mỏng 7nm kẹp giữa 2 điện cực trong suốt để tạo ra hình ảnh.
 
 
Hai nhà nghiên cứu và những tấm vật liệu dùng cho màn hình nói trong bài này​
 
Để thương mại hóa công nghệ thú vị trên, nhóm nghiên cứu đã tách ra thành lập công ty riêng mang tên Bodle Technologies. Họ đã bắt đầu nói chuyện với một số công ty phần cứng để tính đến khả năng triển khải sản phẩm ra thực tế. Trên website, Bodle cho biết thêm là vật liệu dùng để tạo ra màn hình của họ có thể mang lại độ chính xác màu rất cao, hỗ trợ xem tốt ngay cả dưới trời nắng, không làm đau mắt khi nhìn vào thời gian dài (giống giấy), còn điện năng tiêu thụ thì chỉ ngang ngửa một màn hình điện tử trắng đen mà thôi. Nó cũng có thời gian phản hồi nhanh nên có thể dùng cho video hoặc thậm chí là hình ảnh holographic.
 
Một số hình ảnh ban đầu dùng công nghệ màn hình mới, mỗi ảnh bạn thấy ở đây chỉ nhỏ như sợi tóc người, tức là độ phân giải của màn hình phải rất rất cao mới hiển thị được như thế​
 
Ngoài việc dùng cho màn hình điện thoại (khi đó ánh sáng sẽ đi vào vật liệu và phản xạ lại vào mắt người dùng), công nghệ của Bodle còn có thể xài cho cửa kính (lúc này ánh sáng sẽ đi xuyên qua vật liệu vào trong chứ không phản xạ). Vào mùa nóng, các cửa kính này sẽ giảm lượng nhiệt xâm nhập và làm mát bên trong, còn vào mùa lạnh thì hấp thụ nhiệt truyền để giúp tiết kiệm năng lượng dùng cho máy điều hòa.
 
 
(Nguồn: Bodle Technologies, Telegraph, The Engineer)

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.25691 sec| 2475.016 kb