Từ năm 2021, Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu soạn thảo Đạo luật AI để điều chỉnh các lĩnh vực công nghệ mới nổi vốn đã trải qua sự bùng nổ về đầu tư và phổ biến sau khi phát hành chatbot ChatGPT do AI hỗ trợ của OpenAI.

Các thành viên của Nghị viện châu Âu (EP) đã đồng ý đẩy dự thảo sang giai đoạn tiếp theo. Các nhà lập pháp EU và các quốc gia thành viên sẽ đưa ra chi tiết cuối cùng của dự luật trước khi đi vào thực thi thực tế trong thời gian tới.

EU đề xuất quy tắc bản quyền mới đối với ChatGPT (Ảnh: Sưu tầm)

Phó Nghị viện châu Âu, Svenja Hahn cho biết: "Quốc hội đã tìm thấy thỏa hiệp vững chắc để điều chỉnh AI một cách tương xứng, bảo vệ quyền của công dân cũng như thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế".

Theo các đề xuất, các công cụ AI sẽ được phân loại theo mức độ rủi ro nhận thức, đi từ tối thiểu đến hạn chế, cao và không thể chấp nhận được. Các lĩnh vực hướng đến có thể bao gồm giám sát sinh trắc học, truyền bá thông tin sai lệch hoặc phân biệt đối xử ngôn ngữ.

Một số công ty triển khai công cụ AI tổng quát, chẳng hạn như ChatGPT hoặc công cụ tạo hình ảnh Midjourney sẽ phải công khai tài liệu có bản quyền được sử dụng để phát triển hệ thống của họ.

Thậm chí, một số thành viên EC ban đầu đề xuất cấm hoàn toàn tài liệu có bản quyền được sử dụng để đào tạo mô hình AI tổng quát. 

Tháng 11/2022, OpenAI do Microsoft hậu thuẫn đã gây ra sự sợ hãi và lo lắng trên khắp thế giới khi cho ra mắt thị trường chatbot có tên gọi là ChatGPT. Chatbot này đã trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử, đạt 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng chỉ sau vài tuần ra mắt.

Cuộc chạy đua sau đó giữa các công ty công nghệ nhằm đưa sản phẩm AI của mình ra thị trường đã khiến một số người dùng lo ngại về độ chính xác và an toàn của những thiết bị này.

EU đề xuất quy tắc bản quyền mới đối với ChatGPT

28/04/2023 - Tin công nghệ
Các công ty triển khai công cụ AI tổng quát, bao gồm ChatGPT sẽ phải công khai tài liệu được sử dụng để phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo của họ.

Từ năm 2021, Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu soạn thảo Đạo luật AI để điều chỉnh các lĩnh vực công nghệ mới nổi vốn đã trải qua sự bùng nổ về đầu tư và phổ biến sau khi phát hành chatbot ChatGPT do AI hỗ trợ của OpenAI.

Các thành viên của Nghị viện châu Âu (EP) đã đồng ý đẩy dự thảo sang giai đoạn tiếp theo. Các nhà lập pháp EU và các quốc gia thành viên sẽ đưa ra chi tiết cuối cùng của dự luật trước khi đi vào thực thi thực tế trong thời gian tới.

EU đề xuất quy tắc bản quyền mới đối với ChatGPT (Ảnh: Sưu tầm)

Phó Nghị viện châu Âu, Svenja Hahn cho biết: "Quốc hội đã tìm thấy thỏa hiệp vững chắc để điều chỉnh AI một cách tương xứng, bảo vệ quyền của công dân cũng như thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế".

Theo các đề xuất, các công cụ AI sẽ được phân loại theo mức độ rủi ro nhận thức, đi từ tối thiểu đến hạn chế, cao và không thể chấp nhận được. Các lĩnh vực hướng đến có thể bao gồm giám sát sinh trắc học, truyền bá thông tin sai lệch hoặc phân biệt đối xử ngôn ngữ.

Một số công ty triển khai công cụ AI tổng quát, chẳng hạn như ChatGPT hoặc công cụ tạo hình ảnh Midjourney sẽ phải công khai tài liệu có bản quyền được sử dụng để phát triển hệ thống của họ.

Thậm chí, một số thành viên EC ban đầu đề xuất cấm hoàn toàn tài liệu có bản quyền được sử dụng để đào tạo mô hình AI tổng quát. 

Tháng 11/2022, OpenAI do Microsoft hậu thuẫn đã gây ra sự sợ hãi và lo lắng trên khắp thế giới khi cho ra mắt thị trường chatbot có tên gọi là ChatGPT. Chatbot này đã trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử, đạt 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng chỉ sau vài tuần ra mắt.

Cuộc chạy đua sau đó giữa các công ty công nghệ nhằm đưa sản phẩm AI của mình ra thị trường đã khiến một số người dùng lo ngại về độ chính xác và an toàn của những thiết bị này.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.45487 sec| 2478.984 kb