Ngày 13/4, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết, Google phải công khai chi tiết thông tin cá nhân của các công dân Hàn Quốc mà họ đã chia sẻ với bên thứ ba. Vụ kiện này được giao lại cho tòa án dưới cấp để xét xử lại.

Phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc được xem là câu trả lời cho vụ kiện năm 2014, yêu cầu Google công khai cách họ xử lý thông tin người dùng.

Google bị cáo buộc chia sẻ thông tin của người dùng ở Hàn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Bên nguyên đơn cáo buộc Google đã chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng với chương trình tình báo “Prism” của Chính phủ Mỹ.

Mặc dù đứng về phía nguyên đơn nhưng phiên tòa phúc thẩm trước đó lại phán quyết rằng, Google có quyền từ chối đề nghị cung cấp lại thông tin được họ chia sẻ với bên thứ ba theo luật pháp Mỹ.

Ngay sau đó, vụ kiện được chuyển lại cho tòa cấp cao xử lí, nơi phán quyết mang tính ràng buộc hơn.

Theo Tòa án Tối cao, việc Google tuân thủ theo luật pháp Mỹ sẽ không hợp lý theo thông lệ của Hàn Quốc.

Bởi vì luật pháp Hàn Quốc đã nêu rõ, các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải làm theo đề nghị của người dùng và cung cấp các thông tin về việc dữ liệu cá nhân của họ có bị chia sẻ với bên thứ ba hay không và chia sẻ như thế nào.

Đứng trước phát quyết của tòa, người phát ngôn của Google cho biết, công ty sẽ “xem xét kỹ lưỡng”.

Đây không phải là lần đầu tiên Google bị cáo buộc tiết lộ thông tin người dùng. Cuối năm 2022, bang Texas của Mỹ cũng khởi kiện Google với cáo buộc công ty công nghệ này thu thập lượng lớn dữ liệu sinh trắc học người dùng khi chưa được sự cho phép.

Google bị cáo buộc chia sẻ thông tin người dùng với bên thứ ba

14/04/2023 - Tin công nghệ
Tập đoàn công nghệ Google vừa nhận được yêu cầu công khai chi tiết thông tin cá nhân của các công dân Hàn Quốc mà họ đã chia sẻ với bên thứ ba.

Ngày 13/4, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết, Google phải công khai chi tiết thông tin cá nhân của các công dân Hàn Quốc mà họ đã chia sẻ với bên thứ ba. Vụ kiện này được giao lại cho tòa án dưới cấp để xét xử lại.

Phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc được xem là câu trả lời cho vụ kiện năm 2014, yêu cầu Google công khai cách họ xử lý thông tin người dùng.

Google bị cáo buộc chia sẻ thông tin của người dùng ở Hàn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Bên nguyên đơn cáo buộc Google đã chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng với chương trình tình báo “Prism” của Chính phủ Mỹ.

Mặc dù đứng về phía nguyên đơn nhưng phiên tòa phúc thẩm trước đó lại phán quyết rằng, Google có quyền từ chối đề nghị cung cấp lại thông tin được họ chia sẻ với bên thứ ba theo luật pháp Mỹ.

Ngay sau đó, vụ kiện được chuyển lại cho tòa cấp cao xử lí, nơi phán quyết mang tính ràng buộc hơn.

Theo Tòa án Tối cao, việc Google tuân thủ theo luật pháp Mỹ sẽ không hợp lý theo thông lệ của Hàn Quốc.

Bởi vì luật pháp Hàn Quốc đã nêu rõ, các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải làm theo đề nghị của người dùng và cung cấp các thông tin về việc dữ liệu cá nhân của họ có bị chia sẻ với bên thứ ba hay không và chia sẻ như thế nào.

Đứng trước phát quyết của tòa, người phát ngôn của Google cho biết, công ty sẽ “xem xét kỹ lưỡng”.

Đây không phải là lần đầu tiên Google bị cáo buộc tiết lộ thông tin người dùng. Cuối năm 2022, bang Texas của Mỹ cũng khởi kiện Google với cáo buộc công ty công nghệ này thu thập lượng lớn dữ liệu sinh trắc học người dùng khi chưa được sự cho phép.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.35578 sec| 2483.203 kb