Lý do được Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Italy đưa ra là do ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) do cong ty OpenAI (Mỹ) phát triển không tôn trọng dữ liệu người dùng và không thể xác minh tuổi của người dùng.
Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Italy cho biết, quyết định chặn ChatGPT sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Theo đó, quyết định này sẽ dẫn đến việc tạm thời hạn chế việc OpenAI sử dụng dữ liệu cá nhân người dùng tại Italy. Cơ quan này cũng thông báo đã mở cuộc điều tra đối với ChatGPT về những cáo buộc trên.
Theo Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Italy, ChatGPT "không thể biện minh cho việc thu thập và lưu trữ dữ liệu cá nhân khổng lồ" để "huấn luyện" chatbot. OpenAI có 20 ngày để phản hồi yêu cầu từ cơ quan chức năng Italy và đưa ra biện pháp khắc phục, nếu không họ sẽ đứng trước nguy cơ bị phạt tới 20 triệu euro (21,68 triệu USD) hoặc lên tới 4% doanh thu hằng năm.
Quyết định phong tỏa hoạt động của ChatGPT của Italy tại nước này diễn ra sau khi cơ quan cảnh sát của châu Âu Europol cảnh báo các đối tượng tội phạm có thể sử dụng ứng dụng này để thực hiện hành vi lừa đảo và các hành vi phạm tội khác, như cài các phần mềm độc hại.
OpenAI cho biết, họ đã vô hiệu hóa ChatGPT cho người dùng ở Italy theo yêu cầu của từ Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Italy.
"Chúng tôi tích cực làm việc để hạn chế dữ liệu cá nhân trong quá trình đào tạo các hệ thống AI của công ty như ChatGPT. Chúng tôi muốn AI tìm hiểu về thế giới, không phải về thông tin cá nhân", OpenAI cho hay.
Với việc tạm thời hạn chế việc ChatGPT sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng, Italy trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên có hành động siết chặt thông tin được chatbot cung cấp bởi trí tuệ nhân tạo.
Trước đó, Chatbot cũng bị cấm ở Trung Quốc, Hong Kong, Iran và Nga, cũng như một số khu vực của châu Phi - nơi người dân không thể tạo tài khoản OpenAI.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã thu hút sự quan tâm của các nhà lập pháp ở một số quốc gia. Nhiều chuyên gia cho rằng cần có các quy định mới để quản lý AI vì tác động tiềm ẩn của nó đối với an ninh quốc gia, việc làm và giáo dục.
Sau khi ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT đã tạo nên một "cơn sốt công nghệ". Ứng dụng này có thể đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa, viết mã code, sáng tác thơ hoặc viết bài luận, thậm chí có thể giúp học sinh-sinh viên vượt qua các kỳ thi khó.
Theo báo cáo của ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS, tính đến tháng 1/2023, ChatGPT đã có khoảng 100 triệu người dùng thường xuyên, qua đó trở thành ứng dụng có lượng người dùng tăng nhanh nhất trong lịch sử.
Lý do được Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Italy đưa ra là do ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) do cong ty OpenAI (Mỹ) phát triển không tôn trọng dữ liệu người dùng và không thể xác minh tuổi của người dùng.
Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Italy cho biết, quyết định chặn ChatGPT sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Theo đó, quyết định này sẽ dẫn đến việc tạm thời hạn chế việc OpenAI sử dụng dữ liệu cá nhân người dùng tại Italy. Cơ quan này cũng thông báo đã mở cuộc điều tra đối với ChatGPT về những cáo buộc trên.
Theo Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Italy, ChatGPT "không thể biện minh cho việc thu thập và lưu trữ dữ liệu cá nhân khổng lồ" để "huấn luyện" chatbot. OpenAI có 20 ngày để phản hồi yêu cầu từ cơ quan chức năng Italy và đưa ra biện pháp khắc phục, nếu không họ sẽ đứng trước nguy cơ bị phạt tới 20 triệu euro (21,68 triệu USD) hoặc lên tới 4% doanh thu hằng năm.
Quyết định phong tỏa hoạt động của ChatGPT của Italy tại nước này diễn ra sau khi cơ quan cảnh sát của châu Âu Europol cảnh báo các đối tượng tội phạm có thể sử dụng ứng dụng này để thực hiện hành vi lừa đảo và các hành vi phạm tội khác, như cài các phần mềm độc hại.
OpenAI cho biết, họ đã vô hiệu hóa ChatGPT cho người dùng ở Italy theo yêu cầu của từ Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Italy.
"Chúng tôi tích cực làm việc để hạn chế dữ liệu cá nhân trong quá trình đào tạo các hệ thống AI của công ty như ChatGPT. Chúng tôi muốn AI tìm hiểu về thế giới, không phải về thông tin cá nhân", OpenAI cho hay.
Với việc tạm thời hạn chế việc ChatGPT sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng, Italy trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên có hành động siết chặt thông tin được chatbot cung cấp bởi trí tuệ nhân tạo.
Trước đó, Chatbot cũng bị cấm ở Trung Quốc, Hong Kong, Iran và Nga, cũng như một số khu vực của châu Phi - nơi người dân không thể tạo tài khoản OpenAI.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã thu hút sự quan tâm của các nhà lập pháp ở một số quốc gia. Nhiều chuyên gia cho rằng cần có các quy định mới để quản lý AI vì tác động tiềm ẩn của nó đối với an ninh quốc gia, việc làm và giáo dục.
Sau khi ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT đã tạo nên một "cơn sốt công nghệ". Ứng dụng này có thể đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa, viết mã code, sáng tác thơ hoặc viết bài luận, thậm chí có thể giúp học sinh-sinh viên vượt qua các kỳ thi khó.
Theo báo cáo của ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS, tính đến tháng 1/2023, ChatGPT đã có khoảng 100 triệu người dùng thường xuyên, qua đó trở thành ứng dụng có lượng người dùng tăng nhanh nhất trong lịch sử.
Tin hot
Đặt lịch