Theo CNN, trong vòng 2 tháng Meta đã phát hiện khoảng 10 loại mã độc khác nhau và chặn hơn 1.000 đường link nguy hiểm được quảng cáo là công cụ tích hợp chatbot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI).
Giám đốc bảo mật thông tin Meta Guy Rosen cho biết, công ty đang chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng xử lý hành vi lạm dụng AI mới như ChatGPT.
Các hacker đã tạo ra hàng loạt phần mềm mã độc dưới danh nghĩa công cụ sử dụng ChatGPT để thu hút sự quan tâm và lôi kéo người dùng tải về. Từ đó, các đối tượng này có thể giành quyền truy cập vào thiết bị, đánh cắp thông tin quan trọng và tiền của người dùng.
Một số nhà lập pháp Mỹ từng nhận định, kẻ xấu có thể lợi dụng chatbot AI như ChatGPT để thao túng và truyền đi thông tin giả mạo, bóp méo sự thật nhằm phục vụ một chiến dịch nào đó, ví dụ như thông tin về các cuộc bầu cử.
Tháng 11/2022, ChatGPT được OpenAI giới thiệu ra thị trường và nhanh chóng thu hút hơn 100 triệu người dùng.
Sản phẩm AI này hoạt động dựa trên mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP (Natural Language Processing), được huấn luyện với nguồn dữ liệu lớn trên Internet để trả lời câu hỏi do người dùng đặt ra. Ngoài ra, ChatGPT còn có thể viết mã code, sáng táng thơ hoặc viết bài bình luận như con người.
Mặc dù, được nhiều người dùng đón nhận nhưng ChatGPT cũng khiến không ít quốc gia lo ngại khi thường xuyên trả lời sai hoặc có nguy cơ bị lợi dụng cho mục đích xấu. Thậm chí, Italy từng ban hành lệnh cấm tạm thời đối với chatbot AI này.
Theo CNN, trong vòng 2 tháng Meta đã phát hiện khoảng 10 loại mã độc khác nhau và chặn hơn 1.000 đường link nguy hiểm được quảng cáo là công cụ tích hợp chatbot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI).
Giám đốc bảo mật thông tin Meta Guy Rosen cho biết, công ty đang chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng xử lý hành vi lạm dụng AI mới như ChatGPT.
Các hacker đã tạo ra hàng loạt phần mềm mã độc dưới danh nghĩa công cụ sử dụng ChatGPT để thu hút sự quan tâm và lôi kéo người dùng tải về. Từ đó, các đối tượng này có thể giành quyền truy cập vào thiết bị, đánh cắp thông tin quan trọng và tiền của người dùng.
Một số nhà lập pháp Mỹ từng nhận định, kẻ xấu có thể lợi dụng chatbot AI như ChatGPT để thao túng và truyền đi thông tin giả mạo, bóp méo sự thật nhằm phục vụ một chiến dịch nào đó, ví dụ như thông tin về các cuộc bầu cử.
Tháng 11/2022, ChatGPT được OpenAI giới thiệu ra thị trường và nhanh chóng thu hút hơn 100 triệu người dùng.
Sản phẩm AI này hoạt động dựa trên mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP (Natural Language Processing), được huấn luyện với nguồn dữ liệu lớn trên Internet để trả lời câu hỏi do người dùng đặt ra. Ngoài ra, ChatGPT còn có thể viết mã code, sáng táng thơ hoặc viết bài bình luận như con người.
Mặc dù, được nhiều người dùng đón nhận nhưng ChatGPT cũng khiến không ít quốc gia lo ngại khi thường xuyên trả lời sai hoặc có nguy cơ bị lợi dụng cho mục đích xấu. Thậm chí, Italy từng ban hành lệnh cấm tạm thời đối với chatbot AI này.
Tin hot
Đặt lịch