Trong bức thư thường niên gửi tới các cổ đông của công ty, vị Giám đốc điều hành đương nhiệm của Microsoft, Steve Ballmer đã chính thức tuyên bố Microsoft hiện tại là một “công ty thiết bị và dịch vụ”, nghĩa là hãng sẽ tập trung hơn nữa vào mảng phần cứng chứ không đơn thuần chỉ với trọng tâm phần mềm như hiện tại. Theo nội dung của bức thư này, Ballmer khẳng định rõ với các cổ đông rằng chắc chắn hãng sẽ tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm phần cứng đột phá khác ngoài chiếc máy tính bảng Microsoft Surface và thiết bị chơi game Xbox. Định hướng này sẽ khiến Microsoft đi theo con đường phát triển theo chiều dọc tương tự như Apple.
 
Cần thiết?
 
Chắc hẳn cũng sẽ không có nhiều ngạc nhiên khi Microsoft công bố chính thức mình là công ty "thiết bị và dịch vụ" và nhiều người cũng đã đoán định ra được điều này từ lâu. Dường như đó là một hành động cần thiết của Microsoft?
Một phần trong rất nhiều lý do mà Microsoft khao khát sản xuất phần cứng đến vậy có lẽ là bởi người bạn Apple đang kiếm được một khoản kha khá từ đó. Đã có thông tin cho rằng Táo Khuyết có thể đạt tới 40% lợi nhuận trên mỗi sản phẩm được bán ra, một con số đáng mơ ước đối với bất kỳ một hãng công nghệ nào. Và dù chưa được kiểm chứng thì hãy cứ nhìn cái cách mà Apple kiếm tiền từ iPhone hay iPad rồi từ từ bước lên ngôi vị số 1 thế giới cũng đủ để thấy rằng việc sản xuất phần cứng có lợi đến nhường nào. Thế nên Microsoft chắc cũng đang háo hức muốn bước vào lĩnh vực này càng sớm càng tốt.
 
 
 
Bằng việc sản xuất và bán ra phần cứng, Apple đang kiếm được rất nhiều tiền.
  
Mô hình của Apple giờ lại đang trở thành mốt trên sàn diễn di động, Microsoft nếu không làm như vậy chắc cũng sẽ tự biến mình trở thành kẻ ngoài cuộc bởi đến Google cũng đã phải mua lại Motorola để từ từ chuyển mình theo xu hướng này. Công thức của Táo Khuyết đem lại sự đồng bộ giữa phần mềm và phần cứng khiến cho hiệu năng của các thiết bị di động hoạt động ổn định, ít bị lỗi hay xung đột ứng dụng và khá nhiều cái lợi khác.
 
Chúng ta đã thấy iOS hoạt động mượt mà ra sao trên cả những thiết bị cũ trong khi người dùng Android vẫn luôn kêu ca rằng thiết bị của mình kém mượt hơn so với các iDevices. Hoặc là khi iPhone 3GS vẫn có thể nâng cấp lên được iOS 6 trong khi những chiếc smartphone Android có tuổi đời chưa đến một năm vẫn chưa biết được số phận mình có thể nâng cấp lên được Android 4.1 hay không? Bên cạnh đó, sự hợp nhất giữa phần cứng và phần mềm của Apple cũng đem đến tính đồng bộ hóa dữ liệu cực kỳ cao giữa các thiết bị đóng mác Táo.
 
Nếu là một người hay sử dụng các sản phẩm đóng mác Táo Khuyết, chắc bạn cũng chẳng lạ gì việc có thể đồng bộ hóa việc nghe nhạc, xem ảnh, xem phim một cách dễ dàng giữa iPhone hay iPad. Hay như việc bạn có thể chơi một game có hỗ trợ iCloud trên iPhone sau đó có thể chơi tiếp lại được phần đang chơi dở ở trên iPad. Điều này là không thể nếu như bạn sử dụng Galaxy S II trong khi lại dùng tablet của Asus.
 
 
 
Các sản phẩm của Apple có tính đồng bộ hóa rất cao.
 
Thế nên việc một công ty nắm cả cả "hồn lẫn xác" của 1 nền tảng di động sẽ giúp tạo ra những thiết bị ổn định với những tính năng hoàn hảo, phần nào giống như iDevices của Apple, những thiết bị đang chinh phục người dùng di động. Do vậy mà, Microsoft không thể làm ngơ đi trước những gì đang diễn ra trước mắt khi mà các đối thủ đang thức thời, dậm chân tại chỗ chỉ đồng nghĩa với việc chờ chết. Tham gia mạnh mẽ hơn vào ngành công nghiệp di động bằng việc tự sản xuất phần cứng lẫn gia công phần mềm là một giải pháp bắt buộc với hãng này.
 
Vạn sự khởi đầu nan
 
Để có thể đi được con đường của Apple không phải là dễ dàng. Sản xuất phần cứng không phải là một việc ngon ăn bởi những phức tạp đến từ việc ế hàng, bảo hành hay những khoản chi phí khổng lồ cho việc nghiên cứu phát triển, tiếp thị và phân phối sản phẩm... Apple chỉ là một cá biệt thành công trong lĩnh vực này bởi Táo Khuyết đã biết khéo léo trong quản lý chi phí sản xuất đồng thời định giá cao sản phẩm nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận. Đó là lý do vì sao mà Apple lại chọn những nhà máy Foxconn để sản xuất iPhone và iPad, đó chỉ là một trong số rất nhiều cách để tiết kiệm chi phí từ nhân công rẻ mạt của đất nước này cũng như dễ dàng trong việc phân phối hàng hóa tới các thị trường có sức tiêu thụ mạnh như Châu Á.
 
 
 
Không phải ngẫu nhiên mà Apple chọn Foxconn để sản xuất iPhone và iPad.
 
Mặt khác, một khi đặt chân vào lãnh địa phần cứng, Microsoft sẽ đánh mất sự tin tưởng và trung thành của các đối tác đặc biệt là những đối tác trung thành như Nokia. Trong bối cảnh mà sức cạnh tranh của Windows Phone so với Android hay iOS còn chưa cao thì động thái này sẽ khiến các hãng sản xuất lớn quay lưng lại với Windows Phone của hãng này. Thế nên khi mà HTC đã cho ra mắt HTC 8X và 8S, Samsung giới thiệu Ativ S thì cũng thật khó có thể nói rằng họ vẫn đang bằng mặt bằng cả lòng với Microsoft.
 
Một trường hợp khác có thể xảy ra đó là dù các hãng sản xuất khác vẫn ủng hộ những nền tảng di động của Microsoft thì ông chủ của Windows Phone sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn đối với chính những người đồng minh của mình do người dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi muốn mua một smartphone Windows Phone 8 hay tablet chạy Windows 8. Nguy cơ ế hàng lúc này lại đang hiển hiện trước mắt bởi chắc gì sản phẩm của Microsoft làm ra sẽ tốt hơn so với những gì mà các đối tác đã làm được?
 
Rõ ràng sản xuất phần cứng không hề dễ dàng như vậy bởi thế mà cho đến nay mới chỉ có Apple đang thực sự làm giàu từ mảnh đất này. Để làm được điều đó hiệu năng ổn định thôi là chưa đủ, thiết kế cũng là điều rất đáng lưu tâm. Đó là thứ khiến cho mỗi sản phẩm của Apple dường như là kiệt tác để tạo nên sức hấp dẫn mạnh người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Về khoản này thì Microsoft gần như đang phải bắt đầu từ con số 0 tròn trỉnh khi mà kinh nghiệm thiết kế các sản phẩm di động của hãng này còn rất hạn chế khi biết rằng Surface mới chỉ là sản phẩm di động đầu tiên của họ.
 
Thiết kế là một trong những điều hấp dẫn ở các sản phẩm của Apple.
 
Tạo ra được 1 sản phẩm tốt không có nghĩa là sản phẩm đó sẽ bán chạy. Để một sản phẩm bán chạy sẽ cần tới rất nhiều yếu tố và ngoài những thứ mà Micrsoft cần phải giải quyết ở trên thì phân phối, tiếp thị sản phẩm cũng là những bài toán rất đau đầu và rất mới dành cho hãng này.
 
Kết
 
Giờ đây, sự xuất hiện sâu dần của Microsoft vào sân chơi di động đang ngày càng lộ rõ, bắt đầu là Surface rồi đến thông tin Microsoft sẽ tự sản xuất smartphone của riêng mình. Qua những phân tích ở trên hẳn là bạn đọc cũng đã thấy được ít nhiều những cơ hội cũng như rủi ro tiềm ẩn khi mà Microsoft đã chọn con đường của Apple. Và câu trả lời cho việc liệu Microsoft có thành công hay không vẫn còn đang rất mơ hồ.
 
Chẳng phải nói xa xôi đi đâu, chúng ta hãy cứ nghĩ về Xbox của Microsoft. Xbox đã có thể đứng vững và sản sinh lợi nhuận cho Microsoft sau hơn 1 thập kỷ ra mắt nhưng nếu xét sâu hơn đến những khoản đầu tư cho việc phát triển, tiếp thụ Xbox lên đến con số hàng tỷ USD thì có lẽ sinh lời vẫn là một vấn đề khó nói. Chính vì thế mà thật khó để có thể nói Xbox là thành công hay thất bại.
 
 
Xbox là một trong số những dự án sản xuất phần cứng của Microsoft.
 
Tuy nhiên với núi tiền khổng lồ của mình cộng với tiềm năng mà Windows Phone 8 hay Windows 8 mang lại thì, Microsoft vẫn có nhiều cơ sở để có thể đi theo mô hình của Apple. Có thể là sẽ có vấp ngã, có thể sẽ có nước mắt nhưng một ngày tươi sáng trong thời kỳ hậu PC chắc chắn sẽ đang chờ đón hãng này.
 
 

Microsoft "học theo" Apple: Vạn sự khởi đầu nan

12/10/2012 - Tin công nghệ
Kể từ khi Microsoft tự mình tung ra chiếc tablet Surface chạy Windows 8 của riêng mình thì rất nhiều người đã bày tỏ mối quan ngại rằng ông chủ của Windows sẽ lấn sân sang lĩnh vực sản xuất phần cứng để tự biến mình thành một Apple thứ hai bằng cách đóng gói phần cứng, gia công phần mềm. Và chỉ cách đây vài giờ thôi, sự nghi ngờ này đã trở thành hiện thực khi mà Steve Ballmer, CEO của Microsoft đã chính thức lên tiếng xác nhận về việc "Microsoft học theo Apple".
 
 
 
 
Trong bức thư thường niên gửi tới các cổ đông của công ty, vị Giám đốc điều hành đương nhiệm của Microsoft, Steve Ballmer đã chính thức tuyên bố Microsoft hiện tại là một “công ty thiết bị và dịch vụ”, nghĩa là hãng sẽ tập trung hơn nữa vào mảng phần cứng chứ không đơn thuần chỉ với trọng tâm phần mềm như hiện tại. Theo nội dung của bức thư này, Ballmer khẳng định rõ với các cổ đông rằng chắc chắn hãng sẽ tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm phần cứng đột phá khác ngoài chiếc máy tính bảng Microsoft Surface và thiết bị chơi game Xbox. Định hướng này sẽ khiến Microsoft đi theo con đường phát triển theo chiều dọc tương tự như Apple.
 
Cần thiết?
 
Chắc hẳn cũng sẽ không có nhiều ngạc nhiên khi Microsoft công bố chính thức mình là công ty "thiết bị và dịch vụ" và nhiều người cũng đã đoán định ra được điều này từ lâu. Dường như đó là một hành động cần thiết của Microsoft?
Một phần trong rất nhiều lý do mà Microsoft khao khát sản xuất phần cứng đến vậy có lẽ là bởi người bạn Apple đang kiếm được một khoản kha khá từ đó. Đã có thông tin cho rằng Táo Khuyết có thể đạt tới 40% lợi nhuận trên mỗi sản phẩm được bán ra, một con số đáng mơ ước đối với bất kỳ một hãng công nghệ nào. Và dù chưa được kiểm chứng thì hãy cứ nhìn cái cách mà Apple kiếm tiền từ iPhone hay iPad rồi từ từ bước lên ngôi vị số 1 thế giới cũng đủ để thấy rằng việc sản xuất phần cứng có lợi đến nhường nào. Thế nên Microsoft chắc cũng đang háo hức muốn bước vào lĩnh vực này càng sớm càng tốt.
 
 
 
Bằng việc sản xuất và bán ra phần cứng, Apple đang kiếm được rất nhiều tiền.
  
Mô hình của Apple giờ lại đang trở thành mốt trên sàn diễn di động, Microsoft nếu không làm như vậy chắc cũng sẽ tự biến mình trở thành kẻ ngoài cuộc bởi đến Google cũng đã phải mua lại Motorola để từ từ chuyển mình theo xu hướng này. Công thức của Táo Khuyết đem lại sự đồng bộ giữa phần mềm và phần cứng khiến cho hiệu năng của các thiết bị di động hoạt động ổn định, ít bị lỗi hay xung đột ứng dụng và khá nhiều cái lợi khác.
 
Chúng ta đã thấy iOS hoạt động mượt mà ra sao trên cả những thiết bị cũ trong khi người dùng Android vẫn luôn kêu ca rằng thiết bị của mình kém mượt hơn so với các iDevices. Hoặc là khi iPhone 3GS vẫn có thể nâng cấp lên được iOS 6 trong khi những chiếc smartphone Android có tuổi đời chưa đến một năm vẫn chưa biết được số phận mình có thể nâng cấp lên được Android 4.1 hay không? Bên cạnh đó, sự hợp nhất giữa phần cứng và phần mềm của Apple cũng đem đến tính đồng bộ hóa dữ liệu cực kỳ cao giữa các thiết bị đóng mác Táo.
 
Nếu là một người hay sử dụng các sản phẩm đóng mác Táo Khuyết, chắc bạn cũng chẳng lạ gì việc có thể đồng bộ hóa việc nghe nhạc, xem ảnh, xem phim một cách dễ dàng giữa iPhone hay iPad. Hay như việc bạn có thể chơi một game có hỗ trợ iCloud trên iPhone sau đó có thể chơi tiếp lại được phần đang chơi dở ở trên iPad. Điều này là không thể nếu như bạn sử dụng Galaxy S II trong khi lại dùng tablet của Asus.
 
 
 
Các sản phẩm của Apple có tính đồng bộ hóa rất cao.
 
Thế nên việc một công ty nắm cả cả "hồn lẫn xác" của 1 nền tảng di động sẽ giúp tạo ra những thiết bị ổn định với những tính năng hoàn hảo, phần nào giống như iDevices của Apple, những thiết bị đang chinh phục người dùng di động. Do vậy mà, Microsoft không thể làm ngơ đi trước những gì đang diễn ra trước mắt khi mà các đối thủ đang thức thời, dậm chân tại chỗ chỉ đồng nghĩa với việc chờ chết. Tham gia mạnh mẽ hơn vào ngành công nghiệp di động bằng việc tự sản xuất phần cứng lẫn gia công phần mềm là một giải pháp bắt buộc với hãng này.
 
Vạn sự khởi đầu nan
 
Để có thể đi được con đường của Apple không phải là dễ dàng. Sản xuất phần cứng không phải là một việc ngon ăn bởi những phức tạp đến từ việc ế hàng, bảo hành hay những khoản chi phí khổng lồ cho việc nghiên cứu phát triển, tiếp thị và phân phối sản phẩm... Apple chỉ là một cá biệt thành công trong lĩnh vực này bởi Táo Khuyết đã biết khéo léo trong quản lý chi phí sản xuất đồng thời định giá cao sản phẩm nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận. Đó là lý do vì sao mà Apple lại chọn những nhà máy Foxconn để sản xuất iPhone và iPad, đó chỉ là một trong số rất nhiều cách để tiết kiệm chi phí từ nhân công rẻ mạt của đất nước này cũng như dễ dàng trong việc phân phối hàng hóa tới các thị trường có sức tiêu thụ mạnh như Châu Á.
 
 
 
Không phải ngẫu nhiên mà Apple chọn Foxconn để sản xuất iPhone và iPad.
 
Mặt khác, một khi đặt chân vào lãnh địa phần cứng, Microsoft sẽ đánh mất sự tin tưởng và trung thành của các đối tác đặc biệt là những đối tác trung thành như Nokia. Trong bối cảnh mà sức cạnh tranh của Windows Phone so với Android hay iOS còn chưa cao thì động thái này sẽ khiến các hãng sản xuất lớn quay lưng lại với Windows Phone của hãng này. Thế nên khi mà HTC đã cho ra mắt HTC 8X và 8S, Samsung giới thiệu Ativ S thì cũng thật khó có thể nói rằng họ vẫn đang bằng mặt bằng cả lòng với Microsoft.
 
Một trường hợp khác có thể xảy ra đó là dù các hãng sản xuất khác vẫn ủng hộ những nền tảng di động của Microsoft thì ông chủ của Windows Phone sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn đối với chính những người đồng minh của mình do người dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi muốn mua một smartphone Windows Phone 8 hay tablet chạy Windows 8. Nguy cơ ế hàng lúc này lại đang hiển hiện trước mắt bởi chắc gì sản phẩm của Microsoft làm ra sẽ tốt hơn so với những gì mà các đối tác đã làm được?
 
Rõ ràng sản xuất phần cứng không hề dễ dàng như vậy bởi thế mà cho đến nay mới chỉ có Apple đang thực sự làm giàu từ mảnh đất này. Để làm được điều đó hiệu năng ổn định thôi là chưa đủ, thiết kế cũng là điều rất đáng lưu tâm. Đó là thứ khiến cho mỗi sản phẩm của Apple dường như là kiệt tác để tạo nên sức hấp dẫn mạnh người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Về khoản này thì Microsoft gần như đang phải bắt đầu từ con số 0 tròn trỉnh khi mà kinh nghiệm thiết kế các sản phẩm di động của hãng này còn rất hạn chế khi biết rằng Surface mới chỉ là sản phẩm di động đầu tiên của họ.
 
Thiết kế là một trong những điều hấp dẫn ở các sản phẩm của Apple.
 
Tạo ra được 1 sản phẩm tốt không có nghĩa là sản phẩm đó sẽ bán chạy. Để một sản phẩm bán chạy sẽ cần tới rất nhiều yếu tố và ngoài những thứ mà Micrsoft cần phải giải quyết ở trên thì phân phối, tiếp thị sản phẩm cũng là những bài toán rất đau đầu và rất mới dành cho hãng này.
 
Kết
 
Giờ đây, sự xuất hiện sâu dần của Microsoft vào sân chơi di động đang ngày càng lộ rõ, bắt đầu là Surface rồi đến thông tin Microsoft sẽ tự sản xuất smartphone của riêng mình. Qua những phân tích ở trên hẳn là bạn đọc cũng đã thấy được ít nhiều những cơ hội cũng như rủi ro tiềm ẩn khi mà Microsoft đã chọn con đường của Apple. Và câu trả lời cho việc liệu Microsoft có thành công hay không vẫn còn đang rất mơ hồ.
 
Chẳng phải nói xa xôi đi đâu, chúng ta hãy cứ nghĩ về Xbox của Microsoft. Xbox đã có thể đứng vững và sản sinh lợi nhuận cho Microsoft sau hơn 1 thập kỷ ra mắt nhưng nếu xét sâu hơn đến những khoản đầu tư cho việc phát triển, tiếp thụ Xbox lên đến con số hàng tỷ USD thì có lẽ sinh lời vẫn là một vấn đề khó nói. Chính vì thế mà thật khó để có thể nói Xbox là thành công hay thất bại.
 
 
Xbox là một trong số những dự án sản xuất phần cứng của Microsoft.
 
Tuy nhiên với núi tiền khổng lồ của mình cộng với tiềm năng mà Windows Phone 8 hay Windows 8 mang lại thì, Microsoft vẫn có nhiều cơ sở để có thể đi theo mô hình của Apple. Có thể là sẽ có vấp ngã, có thể sẽ có nước mắt nhưng một ngày tươi sáng trong thời kỳ hậu PC chắc chắn sẽ đang chờ đón hãng này.
 
 

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.25987 sec| 2524.734 kb