Trả lời phỏng vấn với trang Seattle Times, CEO Steve Ballmer đã có một số câu trả lời xoay quanh chiến lược hiện nay của Microsoft, ví dụ như: “Tôi nghĩ rằng, khi nhìn về phía trước, chúng tôi sẽ vẫn tự tin với thế mạnh phần mềm của mình. Nhưng các bạn cũng phần nào sẽ nghĩ về chúng tôi như một công ty thiết bị và dịch vụ. Thực tế, phần mềm của chúng tôi sẽ làm tăng sức mạnh của các thiết bị và dịch vụ, nhưng nó vẫn rất khác với mô hình kiểu dịch vụ vận chuyển hàng hóa.”
 
 
CEO Steve Ballmer: "Chúng tôi đã hoàn toàn biến đổi".
 
Như vậy, tuy hiện tại Microsoft vẫn tập trung phát triển lĩnh vực phần mềm nhưng họ cũng rất để mắt đến những thiết bị có thể giúp mở rộng phạm vi sử dụng của các phần mềm đó. Đây thực ra không phải là một tin mới với những người quan tâm đến công nghệ. Tuy nhiên, nhìn vào những gì mà Microsoft đang tiến hành, chúng ta sẽ cảm nhận thấy sự thay đổi họ đang tạo ra là rất lớn. Bài viết dưới đây sẽ phân tích kỹ hơn một chút về sự thay đổi "nhiều người đã biết" đó.
 
Căn cứ vào những lời phát biểu của nhà sáng lập Bill Gates được tổng hợp trong cuốn Impatient Optimist, ta có thể thấy được sự thay đổi của Microsoft từ năm 1994 cho tới 2008.
 
- Trong vấn đề hợp tác:
 
"Thành công của Microsoft dựa trên những sự hợp tác ngay từ những ngày mới thành lập." (trong The Road Ahead, 1995)
 
- Trong định hướng tương lai:
 
"Microsoft được tạo ra để viết nên những phần mềm tuyệt vời. Chúng tôi không có ý định tập trung vào những lĩnh vực khác. Chúng tôi chỉ biết thuê, quản lý và phổ biến những sản phẩm phần mềm đó ra toàn thế giới. Chúng tôi không bao giờ tự xem mình là một công ty dịch vụ cả. Chúng tôi phải là một công ty sản xuất." (trong Forbes.com, 1997)
 
"Chiến lược kinh doanh của chúng tôi ngay từ đầu đã có chút khác biệt so với những công ty tồn tại cùng thời. Chúng tôi nhất định chỉ tập trung vào việc tạo ra những phần mềm, không hề đụng tới việc xây dựng phần cứng, không sản xuất chip điện tử. Chỉ có phần mềm mà thôi." (tại San Jose State, 1998)
 
- Trong vấn đề về sự tập trung của Microsoft:
 
"Ồ, chúng tôi không thể làm ra mọi thứ được, và chúng tôi cũng không định làm thế. Nhưng chúng tôi cũng đã làm được rất nhiều điều và chúng tôi có tầm nhìn dài hạn hơn bất kì ai." (trong tạp chí PC, 2008)
 
 
Trong khi nhà sáng lập Bill Gates từng khẳng định:
 "Chúng tôi nhất định chỉ tập trung vào việc tạo ra những phần mềm, không hề đụng tới việc xây dựng phần cứng..."
 
Như vậy, theo những lời trích dẫn được sắp xếp theo thứ tự thời gian do chính nhà sáng lập Bill Gates nói ra, ta đã thấy phần nào sự thay đổi trong định hướng kinh doanh của Microsoft. WinTel (Windows – Intel) chính là mối quan hệ đối tác mà Gates nhắc tới từ những ngày đầu thành lập, mà ban đầu nhẽ ra là Windows - IBM. Liên minh "thần thánh" giữa một bên là hệ điều hành phổ biến nhất - trung tâm của phần mềm - với một bên là chip xử lý - trái tim của phần cứng - đã mang tới cuộc "đổ bộ" ồ ạt của máy tính cá nhân vào đời sống con người trong những năm đầu thập niên 90 đó.
 
Tuy nhiên, cho tới gần đây, từ khi HĐH Windows 8 của Microsoft ra đời, thì liên minh bền chặt WinTel này đã xuất hiện nhiều mối rạn nứt. Lý do chủ yếu là vì Windows 8 đã bắt đầu hỗ trợ nhiều nền tảng chip của các hãng khác, loại bỏ sự độc quyền của nền tảng x86 từ Intel. Điều này hẳn đã khiến Intel cảm thấy nóng mặt ít nhiều với người bạn làm ăn lâu năm của mình. Với sự thành công của nền tảng ARM trên các thiết bị di động, chối bỏ tự tồn tại của nền tảng này gần như là một "điều không thể" trong chiến lược "nhồi" Windows 8 vào các thiết bị di động như Tablet và Laptop.
 
 

Windows - Intel cũng từng là một liên minh bền chặt trong nhiều năm
 
Hai trích dẫn tiếp theo được Bill Gates phát biểu sau đó chỉ 2, 3 năm. Thời điểm những năm 97-98, Gates đã ra sức phủ định cái ý tưởng về một Microsoft phát triển cả phần cứng và dịch vụ. Thế nhưng, đó lại cũng chính là những gì mà công ty của ông đang làm. Microsoft đang chuyển hướng sang những SaaS (Software as a Service, tạm dịch là phần mềm dịch vụ), với ví dụ điển hình là bộ phần mềm văn phòng Office cũng đã tham gia dịch vụ "đám mây" để mọi người trong cộng đồng mạng có thể cùng trải nghiệm. Hay như thiết bị máy tính bảng Surface của Microsoft cũng có thể sẽ cạnh tranh trực tiếp với các đối tác sản xuất phần cứng của mình.
 

Sự ra đời của tablet Microsoft Surface chạy HĐH Windows 8 có thể là thách thức đối với
nhiều đối tác phần cứng của hãng.
 
Trích dẫn cuối cùng được Gates phát biểu vào năm 2008. Tới thời điểm đó, ông vẫn khẳng định Microsoft là một công ty có mục tiêu giới hạn vào phần mềm, và rằng để làm được mọi việc thì là điều không thể. Nhưng đồng thời, Gates cũng khẳng định ở vế sau, rằng công ty của ông là một công ty có suy nghĩ và tầm nhìn dài hạn. Điều đó cũng có nghĩa là, để thay đổi thích ứng hơn với thời thế, Microsoft hoàn toàn có thể làm khác đi so với định hướng mà họ khẳng định ban đầu. Họ có thể không phải một công ty dịch vụ, nhưng họ vẫn luôn coi chính sản phẩm của mình làm ra, bao gồm các thiết bị và phần mềm, như một loại hình dịch vụ.
 
 

Logo mới - chiến lược mới?
 
Tóm lại, Microsoft vẫn luôn tạo ra các phần mềm, điều đó toàn toàn đúng từ đầu cho tới giờ. Nhưng hiện tại, họ không còn chỉ tạo ra các phần mềm nữa. Gã khổng lồ Microsoft nay đã thức thời và đang "thay lông đổi cánh" một cách ngày càng rõ rệt ngay trước mắt chúng ta với tham vọng trở nên lớn mạnh hơn nữa với những chiến lược rộng mở hơn. Sự thay đổi này được ví như một ván bài. Nếu thành công thì họ sẽ mang lại nhiều lợi nhuận và đó sẽ là nền tảng để phát triển thêm nhiều phần mềm cũng như các thiết bị hiện đại khác. Còn ngược lại thì sao? Chắc chắn họ sẽ trở thành kẻ tham lam thất bại. Hiển nhiên, sự thay đổi nào cũng ẩn chứa những rủi ro không ngờ, chúng ta chỉ có thể cùng theo dõi và chờ đợi

Microsoft: Thay đổi hay là chết?

26/09/2012 - Tin công nghệ
Giai đoạn hiện tại đang là thời gian chuyển mình của rất nhiều công ty, từ những startup non trẻ cho tới những ông lớn gạo cội của giới công nghệ, trong đó có cả gã khổng lồ Microsoft. Sau vài thập kỉ tồn tại và phát triển, công ty này đã nhận ra rằng mình cần phải thay đổi nhiều điều để có thể lớn mạnh hơn nữa trong thị trường công nghệ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay. Microsoft không còn là một công ty chỉ chuyên sản xuất các phầm mềm (bao gồm cả hệ điều hành), với một thương hiệu phần cứng như Xbox và Zune. Microsoft đã thật sự xây dựng cho mình nhiều dòng sản phẩm riêng với những chiến lược, hoàn toàn khác xa so với các gốc "phần mềm" trong những năm đầu thành lập.
Trả lời phỏng vấn với trang Seattle Times, CEO Steve Ballmer đã có một số câu trả lời xoay quanh chiến lược hiện nay của Microsoft, ví dụ như: “Tôi nghĩ rằng, khi nhìn về phía trước, chúng tôi sẽ vẫn tự tin với thế mạnh phần mềm của mình. Nhưng các bạn cũng phần nào sẽ nghĩ về chúng tôi như một công ty thiết bị và dịch vụ. Thực tế, phần mềm của chúng tôi sẽ làm tăng sức mạnh của các thiết bị và dịch vụ, nhưng nó vẫn rất khác với mô hình kiểu dịch vụ vận chuyển hàng hóa.”
 
 
CEO Steve Ballmer: "Chúng tôi đã hoàn toàn biến đổi".
 
Như vậy, tuy hiện tại Microsoft vẫn tập trung phát triển lĩnh vực phần mềm nhưng họ cũng rất để mắt đến những thiết bị có thể giúp mở rộng phạm vi sử dụng của các phần mềm đó. Đây thực ra không phải là một tin mới với những người quan tâm đến công nghệ. Tuy nhiên, nhìn vào những gì mà Microsoft đang tiến hành, chúng ta sẽ cảm nhận thấy sự thay đổi họ đang tạo ra là rất lớn. Bài viết dưới đây sẽ phân tích kỹ hơn một chút về sự thay đổi "nhiều người đã biết" đó.
 
Căn cứ vào những lời phát biểu của nhà sáng lập Bill Gates được tổng hợp trong cuốn Impatient Optimist, ta có thể thấy được sự thay đổi của Microsoft từ năm 1994 cho tới 2008.
 
- Trong vấn đề hợp tác:
 
"Thành công của Microsoft dựa trên những sự hợp tác ngay từ những ngày mới thành lập." (trong The Road Ahead, 1995)
 
- Trong định hướng tương lai:
 
"Microsoft được tạo ra để viết nên những phần mềm tuyệt vời. Chúng tôi không có ý định tập trung vào những lĩnh vực khác. Chúng tôi chỉ biết thuê, quản lý và phổ biến những sản phẩm phần mềm đó ra toàn thế giới. Chúng tôi không bao giờ tự xem mình là một công ty dịch vụ cả. Chúng tôi phải là một công ty sản xuất." (trong Forbes.com, 1997)
 
"Chiến lược kinh doanh của chúng tôi ngay từ đầu đã có chút khác biệt so với những công ty tồn tại cùng thời. Chúng tôi nhất định chỉ tập trung vào việc tạo ra những phần mềm, không hề đụng tới việc xây dựng phần cứng, không sản xuất chip điện tử. Chỉ có phần mềm mà thôi." (tại San Jose State, 1998)
 
- Trong vấn đề về sự tập trung của Microsoft:
 
"Ồ, chúng tôi không thể làm ra mọi thứ được, và chúng tôi cũng không định làm thế. Nhưng chúng tôi cũng đã làm được rất nhiều điều và chúng tôi có tầm nhìn dài hạn hơn bất kì ai." (trong tạp chí PC, 2008)
 
 
Trong khi nhà sáng lập Bill Gates từng khẳng định:
 "Chúng tôi nhất định chỉ tập trung vào việc tạo ra những phần mềm, không hề đụng tới việc xây dựng phần cứng..."
 
Như vậy, theo những lời trích dẫn được sắp xếp theo thứ tự thời gian do chính nhà sáng lập Bill Gates nói ra, ta đã thấy phần nào sự thay đổi trong định hướng kinh doanh của Microsoft. WinTel (Windows – Intel) chính là mối quan hệ đối tác mà Gates nhắc tới từ những ngày đầu thành lập, mà ban đầu nhẽ ra là Windows - IBM. Liên minh "thần thánh" giữa một bên là hệ điều hành phổ biến nhất - trung tâm của phần mềm - với một bên là chip xử lý - trái tim của phần cứng - đã mang tới cuộc "đổ bộ" ồ ạt của máy tính cá nhân vào đời sống con người trong những năm đầu thập niên 90 đó.
 
Tuy nhiên, cho tới gần đây, từ khi HĐH Windows 8 của Microsoft ra đời, thì liên minh bền chặt WinTel này đã xuất hiện nhiều mối rạn nứt. Lý do chủ yếu là vì Windows 8 đã bắt đầu hỗ trợ nhiều nền tảng chip của các hãng khác, loại bỏ sự độc quyền của nền tảng x86 từ Intel. Điều này hẳn đã khiến Intel cảm thấy nóng mặt ít nhiều với người bạn làm ăn lâu năm của mình. Với sự thành công của nền tảng ARM trên các thiết bị di động, chối bỏ tự tồn tại của nền tảng này gần như là một "điều không thể" trong chiến lược "nhồi" Windows 8 vào các thiết bị di động như Tablet và Laptop.
 
 

Windows - Intel cũng từng là một liên minh bền chặt trong nhiều năm
 
Hai trích dẫn tiếp theo được Bill Gates phát biểu sau đó chỉ 2, 3 năm. Thời điểm những năm 97-98, Gates đã ra sức phủ định cái ý tưởng về một Microsoft phát triển cả phần cứng và dịch vụ. Thế nhưng, đó lại cũng chính là những gì mà công ty của ông đang làm. Microsoft đang chuyển hướng sang những SaaS (Software as a Service, tạm dịch là phần mềm dịch vụ), với ví dụ điển hình là bộ phần mềm văn phòng Office cũng đã tham gia dịch vụ "đám mây" để mọi người trong cộng đồng mạng có thể cùng trải nghiệm. Hay như thiết bị máy tính bảng Surface của Microsoft cũng có thể sẽ cạnh tranh trực tiếp với các đối tác sản xuất phần cứng của mình.
 

Sự ra đời của tablet Microsoft Surface chạy HĐH Windows 8 có thể là thách thức đối với
nhiều đối tác phần cứng của hãng.
 
Trích dẫn cuối cùng được Gates phát biểu vào năm 2008. Tới thời điểm đó, ông vẫn khẳng định Microsoft là một công ty có mục tiêu giới hạn vào phần mềm, và rằng để làm được mọi việc thì là điều không thể. Nhưng đồng thời, Gates cũng khẳng định ở vế sau, rằng công ty của ông là một công ty có suy nghĩ và tầm nhìn dài hạn. Điều đó cũng có nghĩa là, để thay đổi thích ứng hơn với thời thế, Microsoft hoàn toàn có thể làm khác đi so với định hướng mà họ khẳng định ban đầu. Họ có thể không phải một công ty dịch vụ, nhưng họ vẫn luôn coi chính sản phẩm của mình làm ra, bao gồm các thiết bị và phần mềm, như một loại hình dịch vụ.
 
 

Logo mới - chiến lược mới?
 
Tóm lại, Microsoft vẫn luôn tạo ra các phần mềm, điều đó toàn toàn đúng từ đầu cho tới giờ. Nhưng hiện tại, họ không còn chỉ tạo ra các phần mềm nữa. Gã khổng lồ Microsoft nay đã thức thời và đang "thay lông đổi cánh" một cách ngày càng rõ rệt ngay trước mắt chúng ta với tham vọng trở nên lớn mạnh hơn nữa với những chiến lược rộng mở hơn. Sự thay đổi này được ví như một ván bài. Nếu thành công thì họ sẽ mang lại nhiều lợi nhuận và đó sẽ là nền tảng để phát triển thêm nhiều phần mềm cũng như các thiết bị hiện đại khác. Còn ngược lại thì sao? Chắc chắn họ sẽ trở thành kẻ tham lam thất bại. Hiển nhiên, sự thay đổi nào cũng ẩn chứa những rủi ro không ngờ, chúng ta chỉ có thể cùng theo dõi và chờ đợi

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.27161 sec| 2518.852 kb