Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Sony Semiconductor Solutions, Terushi Shimizu, đã đưa ra thông báo thực hiện "khoản đầu tư chiến lược" vào bo mạch Raspberry Pi, mở ra triển vọng mới cho giải pháp Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Mục tiêu Sony hướng đến là cung cấp cho người dùng bo mạch Raspberry Pi trên toàn thế giới một nền tảng phát triển cho nền tảng AI điện toán biên (trên chip) Aitrios, phục vụ chức năng cảm biến hình ảnh như nhận dạng khuôn mặt.

Sony đưa công nghệ AI vào bo mạch Raspberry Pi (Ảnh: Sưu tầm)

Việc bổ sung Aitrios trong thời gian tới của Sony giúp bo mạch Raspberry Pi trở nên hữu ích hơn. Aitrios hoạt động trực tiếp trên chip (điện toán biên) giúp giảm độ trễ và đã được Sony giới thiệu cho các mục đích sử dụng như giám sát, bảo mật.

"Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Raspberry Pi Ltd để mang nền tảng Aitrios của chúng tôi tới cộng đồng nhà phát triển và người dùng Raspberry Pi", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Sony Semiconductor Solutions, Terushi Shimizu nói.

Các ứng dụng tiêu biểu của Aitrios bao gồm theo dõi và lưu giữ hàng tồn kho, đếm khách hàng, nhận dạng biển số xe và "phân tích nhân viên chi tiết".

Sony đảm bảo quyền riêng tư bằng cách phân tích dữ liệu trên chip một cách nghiêm ngặt và chỉ gửi siêu dữ liệu lên đám mây.

Thiết kế của bo mạch Raspberry Pi có kích thước siêu nhỏ nhưng lại đầy đủ tính năng của một máy vi tính. Bộ xử lý SoC Broadcom BCM2835 bao gồm CPU, GPU, RAM, khe cắm thẻ microSD, WiFi, Bluetooth và 4 cổng USB 2.0.

Người dùng sử dụng bo mạch Raspberry Pi bằng cách, cài hệ điều hành (bằng cách copy/paste thư mục vô thẻ nhớ), gắn chuột, bàn phím và màn hình.

Bo mạch Raspberry Pi đang dần trở nên phổ biến như một cách để các lập trình viên tạo nguyên mẫu IoT (Internet of Things) và các thiết bị khác.

Sony đưa công nghệ AI vào máy tính siêu nhỏ

14/04/2023 - Tin công nghệ
Với mong muốn mở rộng thị trường trí tuệ nhân tạo (AI), Sony quyết định đầu tư đưa công nghệ AI vào bo mạch Raspberry Pi.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Sony Semiconductor Solutions, Terushi Shimizu, đã đưa ra thông báo thực hiện "khoản đầu tư chiến lược" vào bo mạch Raspberry Pi, mở ra triển vọng mới cho giải pháp Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Mục tiêu Sony hướng đến là cung cấp cho người dùng bo mạch Raspberry Pi trên toàn thế giới một nền tảng phát triển cho nền tảng AI điện toán biên (trên chip) Aitrios, phục vụ chức năng cảm biến hình ảnh như nhận dạng khuôn mặt.

Sony đưa công nghệ AI vào bo mạch Raspberry Pi (Ảnh: Sưu tầm)

Việc bổ sung Aitrios trong thời gian tới của Sony giúp bo mạch Raspberry Pi trở nên hữu ích hơn. Aitrios hoạt động trực tiếp trên chip (điện toán biên) giúp giảm độ trễ và đã được Sony giới thiệu cho các mục đích sử dụng như giám sát, bảo mật.

"Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Raspberry Pi Ltd để mang nền tảng Aitrios của chúng tôi tới cộng đồng nhà phát triển và người dùng Raspberry Pi", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Sony Semiconductor Solutions, Terushi Shimizu nói.

Các ứng dụng tiêu biểu của Aitrios bao gồm theo dõi và lưu giữ hàng tồn kho, đếm khách hàng, nhận dạng biển số xe và "phân tích nhân viên chi tiết".

Sony đảm bảo quyền riêng tư bằng cách phân tích dữ liệu trên chip một cách nghiêm ngặt và chỉ gửi siêu dữ liệu lên đám mây.

Thiết kế của bo mạch Raspberry Pi có kích thước siêu nhỏ nhưng lại đầy đủ tính năng của một máy vi tính. Bộ xử lý SoC Broadcom BCM2835 bao gồm CPU, GPU, RAM, khe cắm thẻ microSD, WiFi, Bluetooth và 4 cổng USB 2.0.

Người dùng sử dụng bo mạch Raspberry Pi bằng cách, cài hệ điều hành (bằng cách copy/paste thư mục vô thẻ nhớ), gắn chuột, bàn phím và màn hình.

Bo mạch Raspberry Pi đang dần trở nên phổ biến như một cách để các lập trình viên tạo nguyên mẫu IoT (Internet of Things) và các thiết bị khác.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.35772 sec| 2474.813 kb