SSD gắn ngoài và SSD trong: Chọn ổ cứng nào cho máy tính?

17/06/2021 - Góc chia sẻ
Khi laptop hoạt động chậm chạp thì nâng cấp ổ cứng SSD là lời khuyên phổ biến nhất mà bạn có thể nhận được. Tuy nhiên, mua thêm ổ cứng SSD gắn ngoài hay đầu tư nâng cấp SSD trong máy sẽ là lựa chọn tối ưu hơn? Hãy tìm hiểu bài viết để trả lời câu hỏi nhé!

Lựa chọn ổ cứng SSD ngoài hay trong?

Lựa chọn ổ cứng SSD ngoài hay trong?

Ổ cứng SSD sử dụng công nghệ chip nhớ nên có tốc độ đọc ghi dữ liệu cực nhanh, cao gấp 10 lần so với các loại ổ cứng HDD cũ. Thông thường, ổ cứng SSD sẽ được gắn cố định bên trong máy làm nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu và cài đặt hệ điều hành. Còn ổ cứng SSD rời, gắn ngoài sẽ linh hoạt tương tự như 1 chiếc USB dung lượng lớn.

Các loại ổ cứng SSD gắn ngoài và SSD bên trong phổ biến

Hiện nay, ổ cứng di động SSD được chia làm 3 loại chính dựa theo cách kết nối gồm:

  • Chuẩn USB: Giới hạn tốc độ truyền dữ liệu USB 3.0 là 625 MB/giây, còn USB 3.1 có thể lên đến 1,2 GB/giây.
  • Cổng eSATA: Băng thông tối đa cho cổng kết nối này là 600 MB/giây;
  • Thunderbolt 3: Cổng kết nối thường chỉ gặp trên các sản phẩm Apple, tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 5GB/giây.

Có thể thấy, hiện nay cổng kết nối Thunderbolt 3 và USB 3.1 sẽ có tốc độ làm việc nhanh nhất. Tuy nhiên, kết nối Thunderbolt 3 không quá phổ biến.

Có thể bạn quan tâm: Ổ cứng là gì?

Cổng Thunderbolt 3 chỉ phổ biến trên máy tính Apple

Cổng Thunderbolt 3 chỉ phổ biến trên máy tính Apple

Các ổ cứng SSD trong được gắn trực tiếp vào bo mạch máy tính thông qua:

  • SATA: Tốc độ tương tự như eSATA, tốc độ tối đa đạt 600 MB/giây;
  • PCle NVMe: Kết nối này có tốc độ dữ liệu tối đa là 4GB/giây.

ổ cứng SSD NVMe truyền dữ liệu tốc độ ổn định nhất

Ổ cứng SSD NVMe truyền dữ liệu tốc độ ổn định nhất

So sánh và đánh giá các loại ổ cứng SSD

Nếu kết nối ổ cứng SSD ngoài với máy tính qua cổng USB thì tốc độ làm việc có thể sẽ chậm hơn so với kết nối SSD SATA và đặc biệt là PCle. Bởi bus USB cần tài nguyên từ CPU nên quá trình truyền dữ liệu cũng mất nhiều thời gian hơn nếu máy tính đang bị quá tải.

Ổ cứng SSD SATA cũng gặp vấn đề tương tự nhưng không quá nghiêm trọng. Ổ cứng SSD PCle sử dụng ít tài nguyên hệ thống nhất và hoạt động không cần CPU nhiều sẽ là lựa chọn SSD lắp bên trong tối ưu nhất cho người dùng.

Nếu laptop có kết nối Thunderbolt hoặc USB 3.1 thì bạn có thể truyền dữ liệu nhanh hơn cả SSD SATA. Miễn là ổ cứng SSD rời của bạn là loại hỗ trợ kết nối chuẩn USB 3.1 hoặc Thunderbolt 3.

Nhìn chung hầu hết các ổ SSD ngoài hiện nay không đủ nhanh để tận dụng tối đa băng thông của Thunderbolt hoặc USB 3.1. Tốc độ truy xuất dữ liệu tốt nhất của ổ cứng SSD hiện nay chỉ mới đạt 3,5 GB/giây nhưng ít sản phẩm đạt được.

Kết luận

Nếu bạn đang sử dụng SSD rời kết nối Thunderbolt 3 hoặc USB 3.1 thì tốc độ sẽ tương đương đương với SSD lắp trong tốt nhất sử dụng NVMe. Tuy nhiên, do SSD rời sử dụng bus ngoài nên hiệu suất sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi CPU.

Bạn quyết định chọn ổ cứng SSD bên ngoài hay bên trong? Còn điều gì thắc mắc khiến bạn băn khoăn lựa chọn? Bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ tới số Hotline 1800 6024 của Sửa chữa Laptop 24h .com để được tư vấn miễn phí nhé.

Xem thêm

Tags: SSD, laptop
Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.39840 sec| 2494.938 kb