TÌM HIỂU CPU LAPTOP

1.CPU Laptop là gì?

CPU Laptop (Central Processing Unit) - là bộ xử lí trung tâm, đóng vai trò như não bộ của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện, tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng  và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của laptop.

CPU Laptop là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên bảng mạch nhỏ. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau: hình thức đơn giản CPU là một con chip với vài chục chân, hình thức phức tạp hơn thì CPU được lắp ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. Tốc độ xử lý của CPU phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần số đồng hồ làm việc của CPU (MHz, GHz…), bộ nhớ đệm, RAM,…



2.Cấu tạo CPU Laptop

Trung tâm của CPU được chia làm 3 khối, mỗi khối có một chức năng nhiệm vụ riêng:

Khối điều khiển (CU-Control Unit): Là thành phần của CPU có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz).

Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Khối tính toán có chức năng thực hiện tính toán kỹ càng các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.

Các thanh ghi (Registers): Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC - Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.



3. Thông số CPU Laptop

Kiểu CPU: CPU luôn được cải tiến về công nghệ và hiệu năng
Tốc độ của CPU (tần số đồng hồ làm việc): Đối với các CPU cùng loại tần số càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh. Còn đối với CPU khác loại thì không thể so sánh về tần số như CPU cùng loại.
Bộ nhớ đệm (Cache): Dùng để lưu các lệnh hay được CPU sử dụng sẽ giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn. Bộ nhớ đệm tích hợp vào CPU có hiệu quả cao hơn so với bộ nhớ đệm nằm bên ngoài.
Soket: là loại khe cắm của CPU để xét sự tương thích giữa CPU và bo mạch chủ
Tốc độ FSB (Front Sida Bus) – kênh truyền hệ thống: Là kênh truyền dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ trên Mainboard. Tốc độ này càng cao thì hệ thống máy chạy càng nhanh.

4. Cách lựa chọn CPU

Bạn thường xuyên chơi game đồ họa cao cấp hay chuyên dựng hình video 3D, sử dụng phần mềm lập trình: chọn CPU công nghệ mới nhất, mạnh nhất (core i5, core i7…)
Bạn dùng photoshop, thỉnh thoảng chạy hiệu ứng 3D: có thể chọn chip Duo-Core, Core 2 Dou, Pentium 4HT hay Pentium 4 trở xuống.
Bạn chỉ sử dụng để soạn thảo tài liệu, xem phim, lướt web,  chỉnh sửa ảnh hay video nghiệp dư: chọn CPU là Pentium 4 hoặc Pentium 4 HT.
Bạn chỉ có nhu cầu soạn thảo tài liệu số lượng ít, tài liệu nhỏ và đơn giản, nghe nhạc, lướt web, tài chính ít: chọn CPU Celeron là đủ

Tìm hiểu CPU Laptop

02/06/2016 - Thủ Thuật
Đối với người dùng Laptop khái niệm CPU không còn xa lạ gì. CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện mà người dùng yêu cầu sau đó xuất ra những thông tin mà người dùng mong muốn. Để biết nhiều thông tin hơn hãy cùng tìm hiểu CPU Laptop qua bài viết dưới đây.
TÌM HIỂU CPU LAPTOP

1.CPU Laptop là gì?

CPU Laptop (Central Processing Unit) - là bộ xử lí trung tâm, đóng vai trò như não bộ của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện, tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng  và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của laptop.

CPU Laptop là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên bảng mạch nhỏ. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau: hình thức đơn giản CPU là một con chip với vài chục chân, hình thức phức tạp hơn thì CPU được lắp ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. Tốc độ xử lý của CPU phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần số đồng hồ làm việc của CPU (MHz, GHz…), bộ nhớ đệm, RAM,…



2.Cấu tạo CPU Laptop

Trung tâm của CPU được chia làm 3 khối, mỗi khối có một chức năng nhiệm vụ riêng:

Khối điều khiển (CU-Control Unit): Là thành phần của CPU có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz).

Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Khối tính toán có chức năng thực hiện tính toán kỹ càng các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.

Các thanh ghi (Registers): Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC - Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.



3. Thông số CPU Laptop

Kiểu CPU: CPU luôn được cải tiến về công nghệ và hiệu năng
Tốc độ của CPU (tần số đồng hồ làm việc): Đối với các CPU cùng loại tần số càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh. Còn đối với CPU khác loại thì không thể so sánh về tần số như CPU cùng loại.
Bộ nhớ đệm (Cache): Dùng để lưu các lệnh hay được CPU sử dụng sẽ giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn. Bộ nhớ đệm tích hợp vào CPU có hiệu quả cao hơn so với bộ nhớ đệm nằm bên ngoài.
Soket: là loại khe cắm của CPU để xét sự tương thích giữa CPU và bo mạch chủ
Tốc độ FSB (Front Sida Bus) – kênh truyền hệ thống: Là kênh truyền dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ trên Mainboard. Tốc độ này càng cao thì hệ thống máy chạy càng nhanh.

4. Cách lựa chọn CPU

Bạn thường xuyên chơi game đồ họa cao cấp hay chuyên dựng hình video 3D, sử dụng phần mềm lập trình: chọn CPU công nghệ mới nhất, mạnh nhất (core i5, core i7…)
Bạn dùng photoshop, thỉnh thoảng chạy hiệu ứng 3D: có thể chọn chip Duo-Core, Core 2 Dou, Pentium 4HT hay Pentium 4 trở xuống.
Bạn chỉ sử dụng để soạn thảo tài liệu, xem phim, lướt web,  chỉnh sửa ảnh hay video nghiệp dư: chọn CPU là Pentium 4 hoặc Pentium 4 HT.
Bạn chỉ có nhu cầu soạn thảo tài liệu số lượng ít, tài liệu nhỏ và đơn giản, nghe nhạc, lướt web, tài chính ít: chọn CPU Celeron là đủ

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.30822 sec| 2486.656 kb