Ngày 10/5, Bộ trưởng Nội vụ Áo Gerhard Karner đưa ra thông báo, ứng dụng TikTok sẽ bị cấm sử dụng trên điện thoại di động phục vụ công việc trong cơ quan chính phủ. Những điện thoại cá nhân không thuộc mạng làm việc nội bộ có thể sử dụng ứng dụng này.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh, nhiều quốc gia trên thế giới gia tăng sự kiểm soát đối với trang mạng xã hội của Trung Quốc.

Áo sẽ cấm toàn bộ nhân viên chính phủ sử dụng ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok (Ảnh: Sưu tầm)

Anh, Mỹ và một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng không ngoại lệ. Họ đã ban hành lệnh cấm nhân viên làm việc cho chính quyền sử dụng TikTok vì lo ngại vấn đề an ninh vào đầu năm nay.

Trung Quốc cho rằng, các nước này đang áp dụng biện pháp hạn chế mang tính phân biệt đối xử với TikTok, không xuất phát từ an ninh quốc gia.

Hồi tháng 4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đứng ra kêu gọi Australia xem lại lệnh cấm TikTok do chính phủ nước này ban hành. Do Trung Quốc nghi ngờ Australia đối xử không công bằng với tất cả các doanh nghiệp, trong đó có TikTok.

TikTok là ứng dụng thuộc sở hữu của Công ty ByteDance (Trung Quốc), nổi tiếng với những video ngắn, vui nhộn.  

Thời gian gần đây, chính phủ và cơ quan quản lý tại nhiều nước đã tăng cường giám sát sử dụng ứng dụng này dẫn các lo ngại về lạm dụng dữ liệu cá nhân của người dùng.

Trong tháng 5, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho biết sẽ tiến hành thanh tra toàn diện ứng dụng TikTok. 

Áo cấm nhân viên chính phủ sử dụng TikTok

11/05/2023 - Tin công nghệ
Áo sẽ cấm toàn bộ nhân viên chính phủ sử dụng ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok trên điện thoại phục vụ công việc.

Ngày 10/5, Bộ trưởng Nội vụ Áo Gerhard Karner đưa ra thông báo, ứng dụng TikTok sẽ bị cấm sử dụng trên điện thoại di động phục vụ công việc trong cơ quan chính phủ. Những điện thoại cá nhân không thuộc mạng làm việc nội bộ có thể sử dụng ứng dụng này.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh, nhiều quốc gia trên thế giới gia tăng sự kiểm soát đối với trang mạng xã hội của Trung Quốc.

Áo sẽ cấm toàn bộ nhân viên chính phủ sử dụng ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok (Ảnh: Sưu tầm)

Anh, Mỹ và một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng không ngoại lệ. Họ đã ban hành lệnh cấm nhân viên làm việc cho chính quyền sử dụng TikTok vì lo ngại vấn đề an ninh vào đầu năm nay.

Trung Quốc cho rằng, các nước này đang áp dụng biện pháp hạn chế mang tính phân biệt đối xử với TikTok, không xuất phát từ an ninh quốc gia.

Hồi tháng 4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đứng ra kêu gọi Australia xem lại lệnh cấm TikTok do chính phủ nước này ban hành. Do Trung Quốc nghi ngờ Australia đối xử không công bằng với tất cả các doanh nghiệp, trong đó có TikTok.

TikTok là ứng dụng thuộc sở hữu của Công ty ByteDance (Trung Quốc), nổi tiếng với những video ngắn, vui nhộn.  

Thời gian gần đây, chính phủ và cơ quan quản lý tại nhiều nước đã tăng cường giám sát sử dụng ứng dụng này dẫn các lo ngại về lạm dụng dữ liệu cá nhân của người dùng.

Trong tháng 5, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho biết sẽ tiến hành thanh tra toàn diện ứng dụng TikTok. 

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.45909 sec| 2483 kb