Giữa bối cảnh Mỹ đang tìm cách hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc, các nhà cung cấp thiết bị và vật liệu sản xuất chip của nước này đang lên kế hoạch chi 50 tỷ NDT (7,26 tỷ USD) với sự bảo trợ của Chính phủ theo sáng kiến Made in China 2025.

Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Silicon Quốc gia (NSIG), Chiu Tzu-Yin, nói: "Chúng ta không thể tránh khỏi việc phải tách rời chất bán dẫn. Đây sẽ là cơ hội lớn nhất cho các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất máy móc và vật liệu sản xuất".

Trung Quốc đang có dự định chi hơn 7 tỷ USD để nâng cấp chuỗi cung ứng chip (Ảnh: Sưu tầm)

Việc Mỹ áp đặt các lệnh cấm đối với ngành công nghệ Trung Quốc đã khiến việc nhập khẩu thiết bị sản xuất chip của quốc gia này bị chậm lại.

Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, khoảng 35% nhà máy bán dẫn Trung Quốc phải sử dụng thiết bị nội địa vào năm 2022, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

Giám đốc điều hành của ACM Research, David Wang cho rằng: “Xung đột chính trị toàn cầu có thể sẽ mở ra một thời kỳ hoàng kim cho lĩnh vực máy móc sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc”.

Trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể đưa ra nhiều kế hoạch hỗ trợ hơn nữa cho các công ty sản xuất thiết bị và vật liệu sản xuất chip trong nước trước sự cạnh tranh ngày càng căng thẳng với Washington.

Tháng 10/2022, Mỹ đã công bố kế hoạch cấm xuất khẩu chip và thiết bị sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Để thực hiện kế hoạch này, Mỹ đã kêu gọi sự liên kết từ các đối tác, đồng minh như Nhật Bản, Hà Lan.

Trung Quốc tính ‘bơm’ hơn 7 tỷ USD để nâng cấp chuỗi cung ứng chip

23/04/2023 - Tin công nghệ
Các công ty chuyên sản xuất thiết bị và vật liệu sản xuất chip của Trung Quốc đang có dự định chi hơn 7 tỷ USD để nâng cấp chuỗi cung ứng chip.

Giữa bối cảnh Mỹ đang tìm cách hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc, các nhà cung cấp thiết bị và vật liệu sản xuất chip của nước này đang lên kế hoạch chi 50 tỷ NDT (7,26 tỷ USD) với sự bảo trợ của Chính phủ theo sáng kiến Made in China 2025.

Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Silicon Quốc gia (NSIG), Chiu Tzu-Yin, nói: "Chúng ta không thể tránh khỏi việc phải tách rời chất bán dẫn. Đây sẽ là cơ hội lớn nhất cho các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất máy móc và vật liệu sản xuất".

Trung Quốc đang có dự định chi hơn 7 tỷ USD để nâng cấp chuỗi cung ứng chip (Ảnh: Sưu tầm)

Việc Mỹ áp đặt các lệnh cấm đối với ngành công nghệ Trung Quốc đã khiến việc nhập khẩu thiết bị sản xuất chip của quốc gia này bị chậm lại.

Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, khoảng 35% nhà máy bán dẫn Trung Quốc phải sử dụng thiết bị nội địa vào năm 2022, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

Giám đốc điều hành của ACM Research, David Wang cho rằng: “Xung đột chính trị toàn cầu có thể sẽ mở ra một thời kỳ hoàng kim cho lĩnh vực máy móc sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc”.

Trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể đưa ra nhiều kế hoạch hỗ trợ hơn nữa cho các công ty sản xuất thiết bị và vật liệu sản xuất chip trong nước trước sự cạnh tranh ngày càng căng thẳng với Washington.

Tháng 10/2022, Mỹ đã công bố kế hoạch cấm xuất khẩu chip và thiết bị sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Để thực hiện kế hoạch này, Mỹ đã kêu gọi sự liên kết từ các đối tác, đồng minh như Nhật Bản, Hà Lan.

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.29985 sec| 2496.211 kb