Khi chẳng may những thiết bị điện tử như smartphone, máy tính, laptop bị nước vào, chắc hẳn bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên đó là bỏ máy vào thùng gạo để được hút ẩm. Tuy nhiên, cách này có thật sự đem lại hiệu quả hay không? Bạn hãy cùng Sửa chữa Laptop 24h .com đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bạn đem theo chiếc laptop đi làm nhưng bỗng nhiên gặp một cơn mưa rào rất to khiến máy bị dính nước, bạn vô tình làm đổ đồ uống (nước lọc, cà phê..) vào máy tính khi đang làm việc hoặc để máy rơi xuống nước… khiến chúng ướt sũng tắt ngóm vì “ngạt nước”. Vậy trong trường hợp này thì bạn nên làm cách nào để cứu sống được chiếc laptop của mình? Chắc hẳn là bạn sẽ nghĩ ngay tới việc đem laptop để vào thùng gạo với hi vọng mong manh rằng sẽ cứu sống được nó.
Cách này nghe có vẻ khá đơn giản và đã được nhiều người dùng thiết bị công nghệ truyền tai nhau. Sở dĩ, người ta cho rằng đem laptop để vào thùng gạo khi bị ướt là do gạo có khả năng hút ẩm tương tự như các gói chống ẩm vậy. Do đó, khi đem máy tính bị dính nước để vào gạo, gạo sẽ giúp hút hết phần nước còn sót lại bên trong máy và làm khô linh kiện, giúp tăng khả năng cứu sống laptop lên cao hơn. Tuy nhiên, thực hư về mức độ hiệu quả của nó thì lại không như những gì người ta vẫn nghĩ, thậm chí nếu không muốn nói là đây không phải cách làm đúng đắn
Việc để các thiết bị điện tử vào gạo với mong muốn cứu sống chiếc máy không chỉ được người dùng Việt Nam thực hiện mà thực tế thì trên Thế Giới đã có rất nhiều trường hợp thử nghiệm. Điển hình là vào năm 2007, một thành viên trên trang MacRumors đã vô tình làm rơi chiếc iPhone của mình vào bồn nước và dùng cách cho máy vào gạo để cứu, tuy nhiên kết cục lại không được như mong muốn. Sau đó cũng có vô vàn trường hợp thực nghiệm nhưng kết quả cũng không như ý.
Việc cho laptop vào thùng gạo chỉ có tác dụng hút nước ở bên ngoài, nếu nước đã thấm sâu vào máy thì nó gần như không có tác dụng
Vào năm 2014, trang Gazelle đã tiến hành một thí nghiệm, đó là sử dụng các loại cát vệ sinh của mèo, bột mì, bột yến mạch và gạo để so sánh khả năng hút ẩm. Và thật bất ngờ khi gạo sống là vật liệu ít hút nước nhất trong tất cả. Bên cạnh đó, một công ty chuyên về Cứu hộ khẩn cấp thiết bị điện tử - TekDry đã kết hợp với tập đoàn tư vấn DTJ để nghiên cứu về sự hiệu quả của gạo và cho biết: “Trong một thí nghiệm thực tế, lượng nước mất đi khi để thiết bị trong một căn phòng thông thoáng còn nhiều hơn là để nó vào một thùng gạo”.
Sau nhiều tranh cãi, các chuyên gia về máy tính laptop cũng đã lên tiếng rằng mặc dù gạo có khả năng hút ẩm nhưng nó cũng gây hại cho laptop rất nhiều. Nếu chẳng may laptop hay smartphone của bạn có bị nước vào thì đừng nên tháo máy và để vào thùng gạo bởi vì:
- Bụi gạo sẽ bám vào các linh kiện bên trong máy khiến chúng hoạt động kém hiệu quả (tác hại tương đương với bụi bẩn).
- Khả năng hút ẩm của gạo không cao, không thể lấy hết nước được từ những phần sâu bên trong laptop, khi máy chưa được làm khô mà bạn lấy ra khởi động thì sẽ khiến laptop có nguy cơ chập cháy mạch…
- Gạo gần như không có tác dụng với các dòng laptop pin liền, khó tháo rời linh kiện.
Có một vài người cho rằng việc cho máy tính hay điện thoại bị ngấm nước vào thùng gạo cũng có tác dụng. Tuy nhiên, việc này chỉ có tác dụng khi thiết bị của bạn bị dính nước rất ít và rất nhẹ. Hoặc chúng chỉ có tác dụng tức thời, khi bạn vô tư khởi động để sử dụng sau một thời gian (có thể là nhanh, cũng có thể là chậm) thì máy của bạn rất dễ gặp sự cố do lúc này nước đã ngấm sâu vào linh kiện. Và các dấu hiệu thường gặp sẽ là máy hay sập nguồn đột ngột, màn hình xuất hiện các vạch lạ, máy treo đơ, loa bị rè,...
Cách cho thiết bị điện tử vào thùng gạo chỉ là cách sơ cứu, không phải là phương pháp chữa trị tối ưu
Khi laptop, macbook hoặc smartphone của bạn bị nước vào, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là hãy lấy một chiếc khăn mềm, khô và lau sạch lượng nước bên ngoài đồng thời dựng máy hoặc lắc nhẹ để lượng nước bên trong chảy ra được nhiều nhất. Sau đó, bạn hãy thực hiện theo một trong hai cách:
- Cách một: Nếu bạn có am hiểu về kỹ thuật điện tử và cách tháo lắp máu tính thì hãy tháo rời máy và tất cả các linh kiện bên trong (trong trường hợp nước vào nặng), lau sạch và để khô tự nhiên ở nơi thoáng mát trong vòng 24 - 48 giờ. Sau đó lắp lại hoàn chỉnh và nạp pin, khởi động kiểm tra máy.
- Cách hai: Nếu bạn không thể thực hiện các thao tác tháo lắp máy tại nhà và cũng không có dụng cụ để tháo lắp, hãy nhanh chóng đem chiếc máy tính thân yêu của mình tới các trung tâm bảo hành của hãng (nếu còn bảo hành) hoặc một trung tâm sửa laptop uy tín để được các kỹ thuật viên kiểm tra và sấy khô linh kiện kịp thời. Đây là cách tốt nhất giúp đảm bảo cho chiếc máy tính của bạn được cứu sống hoàn toàn.
Bạn tuyệt đối không được khởi động thiết bị của mình sau khi nước vào, vì như vậy có thể khiến bo mạch chủ bên trong bị chập cháy mạch. Cũng không được sử dụng gạo để làm khô máy vì chúng gần như có tác dụng rất ít, chỉ khiến tình hình thêm tệ hơn và tuyệt đối không được sử dụng máy sấy tóc để sấy linh kiện với nhiệt độ cao vì có thể gây ra tĩnh điện và làm chảy các bộ phận linh kiện bằng nhựa.
>>> Xem thêm: 4 bước để “cứu” laptop khi chẳng may bị nước vào
Qua những thông tin trên, hẳn bạn đã nhận ra rằng việc sử dụng gạo để làm khô các thiết bị điện tử là một phương pháp có tỷ lệ thành công KHÔNG CAO, ngược lại nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho máy khi người dùng chủ quan. Do đó, khi máy tính laptop, macbook hay điện thoại của bạn bị nước vào, tốt nhất bạn hãy đem máy tới các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa máy tính uy tín để được hỗ trợ kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra sau này.
Bạn đã từng rơi vào trường hợp này và từng thử cách dùng gạo để làm khô thiết bị điện tử hay chưa? Hoặc bạn có biết những giải pháp hiệu quả hơn để làm khô linh kiện laptop không? Bạn hãy cùng comment và chia sẻ bên dưới phần bình luận để mọi người cùng nắm được nhé!
Tin hot
Đặt lịch